Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm cho bệnh nhân cấp cứu bị gãy xương đùi

  • Trần Thị Hồng Quyên
  • Nguyễn Đăng Thứ
  • Nguyễn Lưu Phương Thúy
  • Nguyễn Hữu Tú
  • Nguyễn Trường Giang
  • Nguyễn Trung Kiên

Main Article Content

Keywords

Giảm đau, gây tê thần kinh đùi, chấn thương gãy xương đùi

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm ở bệnh nhân gãy xương đùi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 80 bệnh nhân tổn thương gãy xương đùi tại khoa Cấp cứu ngoại, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3/2019 đến tháng 9/2019, được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1: Giảm đau bằng tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm sử dụng bupivacain liều 1mg/kg pha thành thể tích 20ml. Nhóm 2: Giảm đau với morphin 0,2mg/kg tiêm bắp, tối đa 10mg. Theo dõi và đánh giá hiệu quả giảm đau, ảnh hưởng trên tuần hoàn, hô hấp và các tác dụng không mong muốn trong quá trình giảm đau. Kết quả: Các bệnh nhân có hiệu quả giảm đau rõ rệt trong khoảng thời gian 8 giờ sau tiêm. Điểm VAS trung bình cả khi nghỉ và khi vận động ở nhóm 1 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm 2 (p<0,05) ở các thời điểm P5 đến H8. Thời gian khởi phát tác dụng giảm đau của nhóm 1 là 7,5 ± 3,4 (phút) ngắn hơn đáng kể so với 19,8 ± 2,7 (phút) ở nhóm 2. Thời gian giảm đau ở nhóm 1 là 6,28 ± 1,6 (giờ) dài hơn 4,12 ± 0,59 (giờ) ở nhóm 2 có ý nghĩa thống kê. Cả 2 nhóm không có sự thay đổi đáng kể về tuần hoàn, hô hấp trong quá trình nghiên cứu. Nhóm dùng morphin có 20% nôn, buồn nôn và 10% bí tiểu. Kết luận: Gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn của siêu âm cho bệnh nhân tổn thương gãy xương đùi ở khoa cấp cứu là một phương pháp giảm đau nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và ít tác dụng không mong muốn.


Từ khóa: Giảm đau, gây tê thần kinh đùi, chấn thương gãy xương đùi.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Arash Forouzan et al (2015) Comparison of femoral nerve block with intravenous morphine sulfate for pain relief of femoral fracture. Asian Journal of Scientific Research 8(3): 429.
2. Daniel Godoy Monzón et al (2010) Regional block vs. systemic non-steroidal analgesics. International journal of emergency medicine 3(4): 321-325.
3. Francesca LB et al (2010) Ultrasound-guided femoral nerve blocks in elderly patients with hip fractures. The American journal of emergency medicine 28(1): 76-81.
4. Gille M, Gille J, Gahr R et al (2006) Acute pain management in proximal femoral fractures: Femoral nerve block (catheter technique) vs. systemic pain therapy using a clinic internal organisation model. Anaesthesist 55(4): 414-422.
5. Rein Ketelaars et al (2018) Emergency physician-performed ultrasound-guided nerve blocks in proximal femoral fractures provide safe and effective pain relief: A prospective observational study in The Netherlands. International journal of emergency medicine 11(1): 1-7.
6. Sanjeev B, Amit C and Sagar G (2010) Ultrasound-guided nerve blocks in the emergency department. Journal of Emergencies, Trauma and Shock 3(1): 82-88.
7. Tim P (2013) Ultrasound guided femoral nerve block anaesthesia tutorial of the week 284 15th april 2013. ATOTW 284–Ultrasound Guided Femoral Nerve Block, 15/04/2013.
8. Walt G, Rowlands M, Bradley J (2018) Femoral nerve block intervention in neck of femur fracture (FINOF): A randomised controlled trial. BMJ Open 8(4): 019650.