Đặc điểm hình ảnh tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương trên cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và điện thần kinh

  • Lâm Khánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Tống Thị Thu Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Dũng Kiên Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
  • Đinh Gia Khánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thân Trọng Toản Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Chẩn đoán điện, cắt lớp vi tính tuỷ cổ cản quang, cộng hưởng từ, nhổ rễ, đám rối thần kinh cánh tay.

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang, cộng hưởng từ và điện thần kinh trong tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 40 bệnh nhân có tiền sử chấn thương, nghi tổn thương đám rối thần kinh cánh tay trên lâm sàng, được chẩn đoán bằng cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang, cộng hưởng từ tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ghi điện thần kinh tại Khoa Thăm dò Chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và được phẫu thuật tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong gần 2 năm, từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 02 năm 2017. Phương pháp nghiên cứu là tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang có thể chẩn đoán tổn thương nhổ rễ hoàn toàn và không hoàn toàn với 5 mức độ khác nhau theo phân loại của Nagano. Cộng hưởng từ chẩn đoán được các loại tổn thương như nhổ rễ, đứt rễ và đụng giập ở cả rễ và thân. Điện thần kinh có thể chẩn đoán được tổn thương trước hạch và sau hạch, tổn thương rễ hoàn toàn và không hoàn toàn. Kết luận: Cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và điện thần kinh là những phương pháp chẩn đoán có giá trị đối với tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đinh Hoàng Long (2012) Hình ảnh tổn thương đám rối thần kinh cánh tay trên cộng hưởng từ 1,5 Tesla. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108.
2. Nagano A, Ochiai N, Sugioka H et al (1989) Usefulness of myelography in brachial plexus injuries. J Hand Surg Br 14(1): 59-64.
3. Carvalho GA, Nikkhah G, Matthies C et al (1997) Diagnosis of root avulsions in traumatic brachial plexus injuries: Value of computerized tomography myelography and magnetic resonance imaging. J Neurosurg 86(1): 69-76.
4. Garozzo D, Basso E, Gasparotti R et al (2013) Brachial plexus injuries in adults: Management and repair strategies in our experience. Results from the analysis of 428 supraclavicular palsies. Neurol Neurophysiol journal 5(1): 1-8.
5. Qin BG, Yang JT, Yang Y et al (2016) Diagnostic Value and surgical implications of the 3D DW-SSFP MRI On the management of patients with brachial plexus injuries. Sci Rep 6: 35999.
6. Moghekar AR, Moghekar AR, Karli N et al (2007) Brachial plexopathies: Etiology, frequency, and electrodiagnostic localization. J Clin Neuromuscul Dis 9(1): 243-247.
7. Barman A, Chatterjee A, Prakash H et al (2012) Traumatic brachial plexus injury: electrodiagnostic findings from 111 patients in a tertiary care hospital in India. Injury 43(11): 1943-1948.
8. Mansukhani KA (2013) Electrodiagnosis in traumatic brachial plexus injury. Ann Indian Acad Neurol 16(1): 19-25.
9. Kaiser R, Waldauf P, Haninec P (2012) Types and severity of operated supraclavicular brachial plexus injuries caused by traffic accidents. Acta Neurochir (Wien) 154(7): 1293-1297.