Hiệu quả của phương pháp nong bóng hơi trong điều trị co thắt tâm vị dưới hướng dẫn của nội soi

  • Dương Minh Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Văn Khiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nong bóng hơi, co thắt tâm vị

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh co thắt tâm vị bằng phương pháp nong bóng hơi qua nội soi và xác định các tai biến và biến chứng của phương pháp này. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 01/2014 đến tháng 09/2017 tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có 34 bệnh nhân được điều trị co thắt tâm vị bằng bóng nong Rigiflex 3,5cm (Boston Scientific - Mỹ) áp lực từ 5 - 10psi. Kết quả: Không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và giới. Chủ yếu bệnh nhân mắc bệnh được 1 - 10 năm. Các triệu chứng khó nuốt, trào ngược, đau ngực, sút cân được cải thiện sau khi nong với p<0,05. Những trường hợp tần suất triệu chứng xuất hiện nhiều và nặng lại được cải thiện tốt sau nong bóng (p<0,05). Các biến chứng hay gặp sau nong là đau sau xương ức (20,6%), trào ngược dạ dày - thực quản (23,5%), đặc biệt có 2 trường hợp bị rách thực quản (5,9%). Kết luận: Nong tâm vị bằng bong hơi có hiệu quả cao trong điều trị co thắt tâm vị. Cải thiện tốt các triệu chứng: Khó nuốt, trào ngược, đau ngực và sút cân. Nong bóng hơi điều trị co thắt tâm vị là một phương pháp an toàn, ít biến chứng trong đó rách thực quản chiếm tỷ lệ 5,9%, đau sau xương ức là 20,6% và có 23,5% bệnh nhân bị trào ngược dạ dày - thực quản sau nong.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thuý Oanh, Quách Trọng Đức (2008) Nong thực quản bằng bóng trong điều trị co thắt tâm vị. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản số 1, tr. 1-6.
2. Ngô Phương Minh Thuận, Hồ Đăng Quý Dũng và công sự (2012) Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật nong bằng bóng qua nội soi trong bệnh lý hẹp thực quản - tâm vị lành tính tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học thực hành, 832, tr. 100-105.
3. Eckardt VF, Gockel I et al (2004) Pneumatic dilation for achalasia: Late results of a prospective follow up investigation. Gut 53(5): 629-633.
4. Adreevski V, Nojkob B et al (2013) Short and medium-term therapeutic effects of pneumatic dilation for achalasia: A 15 years tertiary centre experience. Prilozi 34(2): 15-22.
5. Kadakia S, Wong RK (1993) Graded pneumatic dilation using Rigiflex achalasia dilators in patients with primary esophageal achalasia. The American Journal of gastroenterology 88(1): 34-38.
6. Aljebreen AM et al (2014) Efficacy of pneumatic dilation in Saudi Achalsia patients. Saudi J. Gastroenterology 20(1): 43-47.
7. Reynolds NL et al (1993) Complications during pneumatic dilation for achalasia or duffuse esophageal spasm. Analysis of rich factor, early clinical charactesistics and outcome. Digestiv diseases and sciences 38: 1893-1898.