Xác định mối liên quan giữa dị ứng thức ăn và hen phế quản ở trẻ em

  • Nguyễn Thị Mai Hoa Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Phạm Thu Hiền Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Lê Thị Minh Hương Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Dị ứng thức ăn, hen phế quản, trẻ em

Tóm tắt

Mục tiêu: Để xác định mối liên quan giữa dị ứng thức ăn và mức độ nặng của bệnh hen phế quản ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: 172 trẻ tuổi từ 1 - 16 tuổi mắc hen phế quản đang điều trị tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016 được khám, đánh giá mức độ hen, đo chức năng hô hấp, định lượng bạch cầu ái toan và nồng độ IgE huyết thanh. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ kiểm soát hen, bậc hen, mức độ rối loạn thông khí tắc nghẽn giữa nhóm bệnh nhân hen phế quản có dị ứng thức ăn nói chung và không dị ứng thức ăn. Kết luận: Dị ứng thức ăn không liên quan đến mức độ nặng ở trẻ mắc hen phế quản điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đoàn, P.Q (2006) Cơ chế bệnh sinh của hen phế quản. Tạp chí Y học lâm sàng 3, tr. 14.
2. Nguyễn Thu Hương, Tô Văn Hải và cộng sự (2015) Đánh giá kết quả của seretied trong điều trị dự phòng HPQ ở trẻ em tại Phòng khám chuyên Khoa Nhi - Bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí Y học thực hành 947, tr. 80-85.
3. Friedlander JL, Sheehan WJ et al (2013) Food allergy and increased asthma morbidity in a school-based inner-city asthma study. The journal of allergy and clinical immunology in practice 1(5): 479-484.
4. Krogulska A et al (2015) Prevalence and clinical impact of IgE-mediated food allergy in school children with asthma: A double-blind placebo-controlled food challenge study. Allergy Asthma Immunol Res 7(6): 547-556.
5. Krogulska A, Wasowska-Królikowska K (2007) Food challenges in children with asthma. Pol Merkur Lekarski 23(133): 22-29.
6. Liu AH et al (2006) National prevalence and risk factors for food allergy and relationship to asthma: Results from the National Health and Nutrition Examination Survey 2005-2006.
7. Longo SG et al (1987) Food allergy in asthma. Diagnostic significance of peripheral eosinophils. Pediatr Med Chir 9(6): 663-668.
8. Wang J and L. AH (2011) Food allergies and asthma. Curr Opin Allergy Clin Immunol 11(3): 249-254.