Tác động của bổ sung thuốc sitagliptin lên tình trạng kháng insulin, chức năng tế bào bêta ở bệnh nhận đái tháo đường týp 2 đang dùng thuốc uống hạ đường máu

  • Lê Thị Việt Hà Bệnh viện Nội tiết Trung ương
  • Đoàn Văn Đệ Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Đái tháo đường týp 2, sitagliptin, kháng insulin, chức năng tế bào bêta

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của bổ sung thuốc sitagliptin lên tình trạng kháng insulin, chức năng tế bào bêta ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang dùng thuốc uống hạ đường máu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu so sánh tình trạng kháng insulin, chức năng tế bào bêta bằng HOMA2 trước và sau bổ sung thuốc sitagliptin vào các thuốc uống hạ đường máu khác ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tất cả bệnh nhân được dùng sitagliptin, liều 50mg/ ngày từ tuần 1 đến tuần 12 là 23,8% và tuần 12 đến tuần 24 là 26,7% và liều 100mg/ ngày từ tuần 1 đến tuần 12 là 76,4%, tuần 12 đến tuần 24 là 73,3%. Kết quả: Tuổi của đối tượng nghiên cứu 54,13 ± 10,11 tuổi, tỷ lệ nữ giới 52,5%, nam 47,5%. Glucose máu lúc đói trung bình (GMLĐ) 8,62 ± 1,67mmol/1, HbA1c trung bình 7,83 ± 0,83%. Sau 24 tuần điều trị, glucose máu lúc đói và HbA1c giảm so với ban đầu lần lượt là 1,91 ± 1,90mmol/l và 1,45 ± 1,0%, nồng độ C-peptid huyết tương lúc đói giảm 0,34 ± 0,28nmol/l. Chỉ số tăng HOMA2-IR theo C-peptid giảm 1,04 ± 0,81, chỉ số giảm HOMA - %B theo C-peptid tăng 14,90 ± 34,55, tất cả đều có ý nghĩa thống kê. Sau 24 tuần tỷ lệ BN có tăng HOMA2-IR theo C-peptid giảm là 78,2% so với ban đầu (93,1%), có ý nghĩa. Tỷ lệ bệnh nhân có giảm HOMA2 - %B tính theo C-peptid giảm từ 69,1% xuống 50,6% có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Bổ sung thuốc sitagliptin vào điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang dùng các thuốc uống hạ đường máu khác có tác dụng cải thiện chức năng tế bào bêta và giảm tình trạng kháng insulin bên cạnh cải thiện đường máu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hồ Lan (2015) Nghiên cứu nồng độ glucagon like peptide-l ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Bệnh viện Nội tiêt Trung ương. Luận văn chuyên khoa 2.
2. Nguyễn Thị Thu Thảo (2012) Nghiên cứu tình trạng đê kháng insulin và chức năng tế bào bế ta ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới được chẩn đoán. Y học thực hành 129: 929-930.
3. Katsuki AY, Sumida Y, Gabazza EC et al (2001) Homeostasis model assessment is a reliable Indicator of insulin resistance during follow-up of patients with type 2 diabetes. Diabetes Care: 362-365.
4. Ahren B, Foley JE (2016) Improved glucose regulation in type 2 diabetic patients with DPP-4 inhibitors: Focus on alpha and beta cell function and lipid metabolism. Diabetologia 59 (5): 907-917.
5. Charbonnel B, Karasik A, Liu J et al (2006) Efficacy and safety of the dipeptldyl peptidase-4 inhibitor sitagllptln added to ongoing metformin therapy in patients with type 2 diabetes inadequately controlled with metformin alone. Diabetes Care 29(12): 2638-2643.
6. Hermansen K, Kipnes M, Luo E et al (2007) Efficacy and safety of the dlpeptldyl peptidase-4 Inhibitor, sitagllptin, in patients with type 2 diabetes mellltus Inadequately controlled on gllmeplrlde alone or on glim epiride and metformin. Diabetes Obes Metab 9(5): 733-745.
7. Hanefeld M, Herman G A, Wu M et al (2007) Once-daily sitagliptin, a dipeptidyl peptidase-4 inhibitor, for the treatment of patients with type 2 diabetes. Curr Med Res Op in 23(6): 1329-1339.