Đánh giá thay đổi huyết động đo bằng USCOM ở bệnh nhân phẫu thuật chấn thương được truyền dịch tinh thể và dịch keo trước gây tê tủy sống

  • Nguyễn Thị Thu Yến Bệnh viện Việt Đức
  • Lưu Quang Thuỳ Bệnh viện Việt Đức
  • Nguyễn Quốc Kính Bệnh viện Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Huyết động, USCOM, chấn thương, gây tê tuỷ sống

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thay đổi các chỉ số huyết áp, tần số tim, cung lượng tim (CO), thể tích tống máu (SV), biến thiên thể tích tống máu (SVV) và sức cản mạch hệ thống (SVR) đo bằng USCOM ở bệnh nhân có truyền 15ml/kg NaCl 0,9% và 7ml/kg voluven 6% (HES 130/0,4) trước gây tê tuỷ sống cho phẫu thuật chi dưới. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, đối chứng ngẫu nhiên, mù đơn, thử nghiệm lâm sàng trên 60 bệnh nhân tại Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014 chia đều thành 2 nhóm: Nhóm 1 (n = 30) được truyền 15ml/kg NaCl 0,9% trong vòng 20 phút trước gây tê tuỷ sống. Nhóm 2 (n = 30) được truyền 7ml/kg voluven 6% (HES 130/0,4) trong vòng 20 phút trước gây tê tuỷ sống đánh giá thay đổi cung lượng tim, thể tích tống máu, biến thiên thể tích tống máu và sức cản mạch hệ thống sự khác nhau về huyết áp, tần số tim tại các thời điểm T1- T10. Kết quả: Bệnh nhân bị tụt huyết áp ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 tại các thời điểm từ T1-T6, huyết áp trung bình của nhóm 2 cao hơn nhóm 1 tại các thời điểm T2, T3, T5, T6. Cung lượng tim tại các thời điểm T2, T3, T4 của nhóm 2 cao hơn nhóm 1. Sức cản mạch hệ thống tại các thời điểm sau gây tê tuỷ sống nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 tại T1, T2, T3, T5, T6. Thể tích tống máu của nhóm 2 cao hơn nhóm 1 tại các thời điểm T2, T3, T4, T5, T6, T7. Biến thiên thể tích tống máu của nhóm 2 thấp hơn nhóm 1. Tỷ lệ tụt huyết áp ở nhóm 1 cao hơn hẳn nhóm 2. Tỷ lệ tái tụt huyết áp ở lần 2 không có trường hợp nào ở nhóm 2, ở nhóm 1 có 8/30 bệnh nhân (26,67%). Kết luận: Khi được truyền trước gây tê tuỷ sống, NaCl 0,9% không làm tăng CO, SV nhưng làm tăng SVV, voluven 6% có xu hướng tăng CO, SV và SVR và duy trì SVV ổn định trong và sau gây tê tuỷ sống so với thời điểm nền. Tỷ lệ tụt huyết áp sau gây tê tuỷ sống ở nhóm voluven 6% thấp hơn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hoàng Mạnh Hồng (2005) So sánh tác dụng gây tê tuỷ sống bằng marcain kết hợp fentanyl theo tư thế trong mổ lấy sỏi thận. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y học.
2. Ngô Đức Tuấn (2010) So sánh hiệu quả ổn định huyết áp của truyền dịch trước và trong lúc làn thủ thuật GTTS. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y học.
3. Nguyễn Văn Minh (2012) Đánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% Hydroxyethyl Starch 130/0,4 truyền trước gây tê tủy sống mổ lấy thai. Luận văn Thạc sỹ Y học.
4. Australia and New Zealand Horizon Scanning Network (2007) USCOM: “Ultrasound cardiac output monitor for patients requiring haemodynamic monitoring”. Commonwealth of Australia 2007, http://www.horizonscanning.gov.au.
5. M Vande Velde (2006) Spinal anesthesia in the obstetric patient: Prevention and treatment of hypotention. Anaesth. Belg 57: 383-386.
6. Micheal FM, James (2008) The role of fluid therapy in minimising hypotension associated with spinal anaesthesia. Book artwork - The society of Anaesthetists of ASIA.
7. Nakasuji M, Suh SH (2012) Hypotension from spinal anesthesia in patients aged greater than 80 years is due to a decrease in systemic vascular resistance. Journal of clinical Anesthesia 24: 201-206.
8. Rufeng X, Lizhong W (2012) Crystalloid and colloid preload for maintaining cardiac output in elderly patients undergoing total hip replacement under spinal anesthesia.www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23554688.
9. Samia M - Jebara (2008) Prevention of hypotension after spinal anesthesia for cesarean section 6% hydroxyethyl 130/0,4”, (Voluven) versur lactated Ringer’s solution. Lebanese Medical Jouuma: 203-207.
10. Wendy HL and Alex TH (2009) Colloid preload versus coload for spinal anesthesia for cesarean delivery: The effects on maternal cardiac output. www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1937234