Liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với một số yếu tố nguy cơ tim mạch và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Quân y 175. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 04/2018 đến tháng 03/2019. Kết quả: Nồng độ hs-CRP huyết tương có mối tương quan thuận mức độ ít với tuổi r = 0,256, p<0,01 và BMI với r = 0,233, p<0,05. Đồng thời, nồng độ hs-CRP có mối tương quan nghịch mức độ ít với HDL-C với r = -0,29, p<0,05. Nồng độ trung bình hs-CRP huyết tương tăng dần theo số lượng yếu tố nguy cơ, trong đó nhóm bệnh nhân có 4 yếu tố nguy cơ có nồng độ hs-CRP huyết tương trung bình cao nhất với 12,16 ± 32,85mg/L, nhóm có 1 yếu tố nguy cơ thấp nhất với 2,61 ± 4,68mg/L, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tăng hs-CRP có mối liên quan độc lập với yếu tố nguy cơ protein niệu dương tính với tỉ suất chênh là 6,282, p<0,05. Nồng độ trung bình hs-CRP huyết tương giữa các phân nhóm cholesterol máu theo mục tiêu điều trị (tốt, chấp nhận, kém) khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Nồng độ hs-CRP huyết tương tương quan thuận mức độ ít với tuổi và BMI, tương quan nghịch mức độ ít với HDL-C. Tăng hs-CRP liên quan độc lập với nguy cơ protein niệu dương tính. Có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ trung bình hs-CRP huyết tương giữa các phân nhóm cholesterol máu theo mục tiêu điều trị.
Từ khóa: hs-CRP, yếu tố nguy cơ tim mạch, đái tháo đường type 2.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thanh Nga (2014) Nghiên cứu tình trạng kháng Insulin và mức độ kiểm soát một số chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tổn thương thận. Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
3. Trần Thanh Sang, Nguyễn Thị Bích Đào (2014) Hs-CRP và fibrinogen ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 không bệnh lý tim mạch. Tạp chí nghiên cứu y học, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18 (4/2014), tr. 53-59.
4. Amanullah S, Jarari A, Govindan M et al (2010) Association of Hs-CRP with diabetic and non-diabetic individuals. Jordan Journal of Biological Sciences 3(1): 7-12.
5. Dongway Angelo C, Faggad Areeg S, Zaki Hani Y et al (2015) C-reactive protein is associated with low-density lipoprotein cholesterol and obesity in type 2 diabetic Sudanese. Diabetes Metab Syndr Obes. 8: 427-435.
6. Mahajan A, Jaiswal A, Tabassum R et al (2012) Elevated levels of C-reactive protein as a risk factor for metabolic syndrome in Indians. Atherosclerosis 220(1): 275-281.
7. Tajiri Y, Mimura K, Umeda F (2005) High-sensitivity C-reactive protein in Japanese patients with type 2 diabetes. Obes Res 13(10): 1810-1816.