Khảo sát mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp với tình trạng hoạt động chức năng ở người cao tuổi
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp với tình trạng hoạt động chức năng ở những bệnh nhân người cao tuổi có tăng huyết áp (THA). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 390 bệnh nhân THA từ 60 tuổi trở lên đang điều trị tại phòng khám Khoa điều trị cán bộ cao cấp Quân đội, Bệnh viện Quân y 175 từ 10/2015 đến 03/2016. Kết quả: 1,8% có hạn chế ít nhất một hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày và 19,2% số bệnh nhân có hạn chế hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày, đồng thời kiểm soát huyết áp có liên quan đến tình trạng hạn chế ADL cũng như IADL có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ kiểm soát tốt huyết áp ở nhóm hạn chế hoạt động chức năng thấp hơn nhóm không hạn chế hoạt động chức năng có ý nghĩa thống kê. Qua phân tích đơn biến cho thấy, ở nhóm bệnh nhân bị hạn chế hoạt động chức năng khả năng kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu chỉ bằng 0,27 lần so với nhóm không bị hạn chế chức năng (OR = 0,27; 95% CI: 0,16–0,47; p<0,001). Kết luận: Việc kiểm soát huyết áp có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng hoạt động chức năng. Người cao tuổi có THA bị hạn chế hoạt động chức năng thì khả năng kiểm soát huyết áp kém hơn so với bệnh nhân không bị hạn chế hoạt động chức năng (OR = 0,27; 95% CI: 0,16–0,47) với p<0,001.
Từ khóa: Tăng huyết áp, người cao tuổi, hoạt động chức năng.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Lan Thanh (2015) Khảo sát tình trạng hạn chế chức năng và mối liên quan với các bệnh lý đi kèm ở người cao tuổi trong cộng đồng xã Vĩnh Thành huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học y dược TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Văn Trí (2014) Điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi. Chuyên đề tim mạch học. Hội tim mạch học TP. Hồ Chí Minh.
4. Trần Trọng Đàm (2001) Tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi quận 8, Tp Hồ Chí Minh 2001. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 8 (Phụ bản số 1), tr. 9-13.
5. Kitty S Chan, Kasper et al (2012) Measurement equivalence in ADL and IADL difficulty across international surveys of aging: finding from the HRS, SHARE and ELSA. J Gerontol B Pschol Sci 67(1): 121-132.
6. Del Duca, Silva Hallal (2009) Disability relating to basic and instrumental activities of daily living among elderly subjects. Rev Saude Publica 43(5): 796-805.
7. I Hajjar, DT Lackland et al (2007) Association between concurrent and remote blood pressure and disability in older adults. Hypertension 50: 1026-1103.
8. Hung William W et al (2011) Recent trends in chronic disease, impairment and disability among older adults in the United States. BMC Geriatr 11: 47.