Rối loạn đông máu và mối liên quan với độ nặng ở bệnh nhân đa chấn thương
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng rối loạn đông máu và mối liên quan với độ nặng ở bệnh nhân đa chấn thương. Đối tượng và phương pháp: Độ nặng tổn thương và tình trạng bệnh nhân đa chấn thương đánh giá bằng điểm ISS và RTS. Định lượng thời gian prothrombin (PT), thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá (aPTT), số lượng tiểu cầu, định lượng fibrinogen tại các thời điểm: Khi vào viện (T0), 6 giờ sau chấn thương (T1), 12 giờ (T2), 24 giờ (T3), 48 giờ (T4) và 72 giờ sau chấn thương (T5). Kết quả: Có 46,67% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có biểu hiện rối loạn đông máu, các yếu tố PT, aPTT, fibrinogen, tiểu cầu đều có biến đổi ngay sau chấn thương. Điểm ISS của nhóm có rối loạn đông máu (36,64 ± 12,82) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có rối loạn đông máu (32,16 ± 11,18). Tại thời điểm khi vào viện, PT, aPTT và fibrinogen có liên quan với độ nặng tổn thương đánh giá bằng điểm ISS (r = 0,295, r = 0,256 và r = -0,527, p=0,000) và tình trạng bệnh nhân đánh giá bằng điểm RTS (r = -0,245, r = -0,285 và r = 0,457, p=0,000). Kết luận: Rối loạn đông máu xảy ra ngay những giờ đầu ở những bệnh nhân đa chấn thương và còn tiếp diễn trong 1 - 2 ngày đầu sau chấn thương. Có liên quan giữa kết quả xét nghiệm PT và fibrinogen với độ nặng tổn thương đánh giá bằng điểm ISS và RTS.
Từ khoá: Đa chấn thương, độ nặng tổn thương, rối loạn đông máu.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Gururaj NP, Tanvi YPV, Gopal AP (2018) The study of coagulation parameters in polytrauma patients and their effects on outcome. J Hematol 7(3): 107-111.
3. Kaipeng Duan, Wenkui Yu, and Ning Li (2015) The pathophysiology and management of acute traumatic coagulopathy. Clinical and Applied Thrombosis/Hemostasis 21(7): 645-652.
4. Karim B, Mitchell JC, Michael TG (2007) Acute traumatic coagulopathy: Initiated by hypoperfusion modulated through the protein C pathway?, Ann Surg 245: 812-818.
5. Manuel B, Arzu P, Max DK et al (2015) Evaluation of clotting factor activities early after severe multiple trauma and their correlation with coagulation tests and clinical data. World Journal of Emergency Surgery 10: 43-51.
6. Michael AM, Maryanne CH, James AB et al (2017) Acute traumatic coagulopathy: The elephant in a room of blind scientists. J Trauma Acute Care Surg 82(6/1): 33-40.
7. Mineji H (2017) Pathophysiology of trauma-induced coagulopathy: Disseminated intravascular coagulation with the fibrinolytic phenotype. Journal of Intensive Care 5: 14-21.
8. Sandro BR, Sandro S, Jeannie C (2011) Clotting factor deficiency in early trauma-associated coagulopathy. J Trauma 71(5/1): 427-434.
9. Shigeki K, Daisuke K, Yu K (2017) Acute traumatic coagulopathy and trauma induced coagulopathy: An overview. Journal of Intensive Care 5: 6-13.
10. Wenjun ZM (2016) Coagulation complications following trauma. Martini Military Medical Research 3: 35-41.