Khảo sát tình trạng sử dụng thuốc chẹn beta không chọn lọc trong điều trị dự phòng chảy máu tiêu hóa ở bệnh nhân xơ gan có tăng áp lực tĩnh mạch cửa

  • Trần Thị Nương
  • Phạm Minh Ngọc Quang
  • Dương Minh Thắng

Main Article Content

Keywords

Chẹn beta giao cảm, xuất huyết tiêu hoá

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng thuốc chẹn beta không chọn lọc trên bệnh nhân xơ gan. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định xơ gan đang được sử dụng thuốc chẹn beta không chọn lọc (propranolol, nadolol) với mục đích dự phòng biến chứng tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019. Kết quả: 177 bệnh nhân, nam 88,7%, nữ 11,3%; tuổi trung bình 55,7 ± 10,2 tuổi, liều propranolol: 40,2 ± 64mg, mức độ thường xuyên sử dụng thuốc 75,7%, chủ yếu bệnh nhân tự bỏ thuốc (83,3%), đạt mục tiêu điều trị 27,1%, không đạt mục tiêu điều trị 72,9%; thời gian trung bình xuất hiện xuất huyết tiêu hoá lần đầu là 26 ± 24,4 tuần. Kết luận: Mức độ thường xuyên sử dụng thuốc của bệnh nhân cao; tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị thấp, có mối liên quan giữa tỷ lệ xuất huyết tiêu hoá và sự tuân thủ sử dụng thuốc với p<0,01 (OR = 0,3, 95% CI: 0,16 - 0,17).


Từ khoá: Chẹn beta giao cảm, xuất huyết tiêu hoá.


Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phan Thị Thu Anh (2002) Sinh lý bệnh chức năng gan. Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học.
2. Trần Phạm Chí (2014) Nghiên cứu hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol trong dự phòng xuất huyết tái phát và tác động lên bệnh dạ dày tăng áp cửa do xơ gan. Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Hoàng Trọng Thảng (2002) Xơ gan. Bệnh học tiêu hóa gan mật. Nhà xuất bản Y học.
4. Dương Hồng Thái (2002) Nghiên cứu kết quả tiêm xơ và thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản qua nội soi ở bệnh nhân xơ gan. Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
5. Nguyễn Khánh Trạch (2000) Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học.
6. Pagliaro L, Lebrec D, Poynard T, Hillon P, Benhamou JP (1981) Propranolol for prevention of recurrent gastrointestinal bleeding in patients with cirrhosis. A controlled study. N Engl J Med 305: 1371-1374.
7. Pascal JP and Cales P (1987) Propranolol in the prevention of first upper gastrointestinal tract hemorrhage in patients with cirrhosis of the liver and esophageal varices. New England Journal of Medicine 317(14): 856-861.
8. Abraldes JG, Tarantino I, Turnes J et al (2003) Hemodynamic response to pharmacological treatment of portal hypertension and long-term prognosis of cirrhosis. Hepatology 37(4): 902-908.
9. Poynard T, Calès P et al (2010) Beta-Adrenergic–Antagonist Drugs in the Prevention of Gastrointestinal Bleeding in Patients with Cirr hosis and Esophageal Varices.
10. Bañares R, Moitinho E, Matilla A et al (2002) Randomized comparison of long-term carvedilol and propranolol administration in the treatment of portal hypertension in cirrhosis. Hepatology 36(6): 1367-1373.
11. Conn HO, Grace ND, Bosch J et al (1991) Propranolol in the prevention of the first hemorrhage from esophagogastric varices: A multicenter, randomized clinical trial. Hepatology 13(5): 902-912.