Đánh giá một số biến chứng thường gặp trên bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

  • Lê Thị Quyên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Phạm Thị Kim Dung Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Trần Văn Tuấn Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Main Article Content

Keywords

Đột quỵ não, biến chứng, viêm phổi, loét vùng tỳ đè

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số biến chứng thường gặp và nhận xét một số yếu tố liên quan tới các biến chứng này ở bệnh nhân đột quỵ não trong giai đoạn cấp. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả, đối tượng nghiên cứu 60 bệnh nhân đột quỵ não có ít nhất 1 biến chứng ở giai đoạn cấp. Kết quả và kết luận: Nhóm tuổi < 60 chiếm tỷ lệ 35%, nhóm tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ 65%. Tỷ lệ bệnh nhân có mức độ bệnh nặng (điểm NIHSS 18 - 24) 46,7%, tỷ lệ bệnh nhân có mức độ bệnh vừa (điểm NIHSS 9 - 17) 51,7%, tỷ lệ bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ (điểm NIHSS 0 - 8) 1,6%. Các biến chứng có tần xuất thường gặp là: Viêm phổi (68,3%), chảy máu dạ dày (38,3%), nhiễm khuẩn tiết niệu (31,6%), loét vùng tỳ đè (30%), rối loạn nước điện giải (20%), co giật (8,3%). Tuổi cao, mức độ bệnh nặng (NIHSS 18 -  24) có liên quan với biến chứng viêm phổi, loét vùng tỳ đè (p<0,05). Đặt sonde bàng quang có liên quan đến biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu (p<0,05). Mức độ bệnh nặng (NIHSS 18 - 24) có liên quan với biến chứng chảy máu dạ dày (p<0,05).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự (2011) Áp dụng quy trình chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não trong giai đoạn cấp tại Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai. Hội nghị khoa học điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai lần thứ 3, Hà Nội, tr. 66-75.
2. Đỗ Mai Huyền, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Hoàng Ngọc, Nguyễn Thị Tâm (2004) Nghiên cứu một số đặc điểm biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện TWQĐ 108 từ 01/2003 - 06/2004. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 301, tr. 186-192.
3. Đỗ Mai Huyền, Nguyễn Văn Thông (2012) Đánh giá tần xuất các biến chứng và một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não giai đoạn cấp. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 7, tr. 285-293.
4. Nguyễn Danh Lâm, Lê Mai Hồng (2004) Chăm sóc phòng chống loét ở người bệnh bị liệt nặng rối loạn cơ tròn tại Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện TWQĐ 108. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị khoa học chuyên ngành đều dưỡng toàn quân, tr. 189-193.
5. Trần Thị Nguyệt Lâm và cộng sự (2005) Đánh giá bước đầu quy trình vệ sinh chung cho bệnh nhân mang sonde tiểu. Hội nghị khoa học điều dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh trong ngoại khoa lần thứ nhất, Hà Nội, tr. 330-334.
6. Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Văn Thông, Nguyên Hồng Quân (2012) Hiệu quả chăm sóc bệnh nhân đột quỵ chảy máu não cấp tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện TWQĐ 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 7, tr. 271-279.
7. Lương Ngọc Quỳnh, Lê Thị Việt Hoa (2004) Một số nhận xét về tình trạng nhiễm trùng bệnh viện qua tay nhân viên y tế. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị khoa học chuyên ngành điều dưỡng toàn quân, tr. 307-309.
8. Nguyễn Văn Thông (2012) Đánh giá kết quả điều trị tích cực nội khoa chảy máu não do tăng huyết áp tại Trung tâm Đột quỵ não - Bệnh viện TWQĐ 108. Hội nghị đột quỵ toàn quốc lần thứ 3. Bộ Y tế xuất bản, Hà Nội.
9. Annette I, Grethe A, Heidi HH (2001) Processes of care and medical complicationin patients with stroke. Stroke 42: 167-172.
10. Caplan LR (2009) Caplan's Stroke: A clinical approach. Elsevier, Philadelphia 10 Jose.
11. Davenport RJ, Dennis MS, Warlow CP (1996) Gastrointestinal hemorrhage affer acute stroke. Stroke 27: 421-412.