Kết quả nội soi mật tụy ngược dòng cấp cứu điều trị viêm đường mật và viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi ống mật chủ
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của nội soi mật tụy ngược dòng cấp cứu trong điều trị viêm đường mật và viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi ống mật chủ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc. Chúng tôi thu thập và phân tích số liệu từ 72 trường hợp được nội soi mật tụy ngược dòng cấp cứu trong thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 03/2018 tại Khoa Nội Tiêu hoá, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: 29 bệnh nhân nam và 43 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 47,3 tuổi. Trong đó, có 6 trường hợp sốc nhiễm trùng do sỏi ống mật chủ, 6 trường hợp viêm mủ đường mật kèm viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi ống mật chủ, 20 trường hợp viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi ống mật chủ và 46 trường hợp viêm mủ đường mật do sỏi ống mật chủ và ống gan chung. Tỷ lệ thành công của nội soi mật tụy ngược dòng kỳ đầu là 70,8%. Thời gian nằm viện trung bình là 6,2 ngày, qua theo dõi trong 1 tháng không thấy có tai biến và biến chứng. Kết luận: Những kết quả của chúng tôi cho thấy nội soi mật tụy ngược dòng cấp cứu hiệu quả và an toàn trong điều trị viêm đường mật và viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi ống mật chủ.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Cotton PB (1984) Endoscopic management of bile duct stones: (Apples and oranges). Gut 2: 587-597.
3. Itoi T, Kawai T, Atsushi S et al (2008) Efficacy and safety of 1-step transnasal endoscopic nasobiliary drainage for the treatment of acute cholangitis in patients with previous endoscopic sphincterotomy (with video). Gastrointest Endosc 68: 84-90.
4. Gogel HG, Bruce AR, Volpicelli NA et al (1987) Acute suppurative obstructive cholangitis due to stones: Treatment by urgent endoscopic sphincterotomy. Gastrointest Endosc 33: 210-213.
5. Hui C-K, Lai K-C, Yuen M-F et al (2003) Does the addition of endoscopic sphincterotomy to stent insertion improve draingae of the bile duct in acute suppurative cholangitis?. Gastrointest Endosc 58: 500-504.
6. Lee DWH, Chan ACW, Lam YH et al (2002) Biliary decompression by nasobiliary catheter or biliary stent in acute suppurative cholangitis: A prospective randomized trial. Gastrointest Endosc 56: 361-365.
7. Liu CL, Lo CM, Fan ST (1997) Acute biliary pancreatitis: diagnosis and management. World J Surg 21: 149-154.
8. Negm AA, Schott A, Vonberg R-P, Weismueller TJ, et al (2010) Routine bile collection for microbiological analysis during cholangiography and its impact on the management of cholangitis. Gastrointest Endosc 72(2): 284-291.
9. Sullivan DM, Ruffin-Hood T, Griffin WO (1982) Biliary tract surgery in the elderly. Am J Surg 143: 218-220.
10. Tenner S, Baillie J, Dewitt J et al (2013) American college of gastroenterology guideline: Management of acuter pancreatitis. Am J Gastroenterol: 1-16.
11. Zhang WZ, Chen YS, Wang JW et al (2002) Early diagnosis and treatment of sever acute cholangitis. World J Gastroenterol 8(1): 150-152.