Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm huyệt Nội Quan, Thái Xung trong điều trị rối loạn giấc ngủ thể can đởm hỏa vượng

  • Nguyễn Đức Minh Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Main Article Content

Keywords

Điện châm, nhĩ châm, rối loạn giấc ngủ thể can đởm hỏa vượng, điều trị

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp nhĩ châm trong điều trị rối loạn giấc ngủ thể can đởm hỏa vượng (MNCĐHV). Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng trên 60 bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ thể can đởm hỏa vượng điều trị nội trú tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ tháng 4/2017 đến tháng 8/2017 bằng phương pháp điện châm kết hợp nhĩ châm. Kết quả: Thời lượng giấc ngủ của bệnh nhân MNCĐHV sau điện nhĩ châm (T2) tăng lên 4 - 5 giờ so với trước điều trị (T0) (p<0,01), thời lượng giấc ngủ trung bình sau điều trị đạt 6,93 ± 0,975 giờ. Có 43,3% đi vào giấc ngủ dưới 15 phút và 50% từ 15 - 30 phút. Hiệu quả giấc ngủ tăng lên rõ rệt sau điều trị (p<0,01), 100% bệnh nhân có hiệu quả giấc ngủ > 85%. Chất lượng giấc ngủ 80% tốt và 16,7% khá. 80% bệnh nhân không còn rối loạn trong ngày sau điều trị. 93,3% bệnh nhân có tình trạng buổi sáng tốt. Các điểm trong thang PSQI sau điện nhĩ châm giảm rõ rệt giá trị tổng điểm PSQI trung bình giảm từ 18,69 ± 0,711 điểm xuống còn 3,89 ± 0,513 điểm. Kết quả điều trị đạt loại A. Kết quả điện não đồ: Tăng biên độ và chỉ số % sóng alpha (p<0,01); giảm biên độ và chỉ số % sóng beta (p<0,01) sau điều trị. Tần số và biên độ của cả 2 sóng alpha và beta trên điện não đồ đều trong giới hạn bình thường. Kết luận: Thực tế điện nhĩ châm là phương pháp điều trị an toàn, cải thiện được giấc ngủ cho bệnh nhân, đưa bệnh nhân về giấc ngủ sinh lý. Phần lớn người bệnh đáp ứng với điều trị, sự thay đổi giấc ngủ thường bắt đầu sau 10 lần điện nhĩ châm và kết quả khả quan thực sự phải sau 20 lần điện nhĩ châm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Bản (1994) Rối loạn giấc ngủ. Các chuyên đề tâm thần học, Viện Sức khỏe tâm thần, NXB Y học.
2. Học viện YHCT Trung Quốc (2000) Châm cứu Trung Quốc. NXB Y học Hà Nội, tr. 254-258.
3. Đinh Văn Bền (1995) Điện não đồ ứng dụng trong thực hành lâm sàng. Nhà Xuất bản Y học Hà Nội, tr. 27-32.
4. Nguyễn Thị Hương (2003) Nghiên cứu tác dụng của điện châm trong điều trị bệnh tâm căn suy nhược (thể can thận âm hư theo YHCT). Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thi Tâm (1985) Góp phần nghiên cứu tác dụng kích thích điện qua da tần số thấp lên trạng thái não bệnh nhân suy nhược thần kinh. Luận án Thạc sĩ khoa học Y dược, Học viện Quân y.
6. Đoàn Văn Minh (2009) Đánh giá tác dụng điện châm huyệt nội quan, thần môn, tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Huang LS et al (2009) The needle - rolling therapy for treatment of non-organic chronic insomnia in 90 cases. Journal of Chinese Medicine 29(1): 19-25.
8. Xuân YB et al (2007) Randomized and controlled study on effect of acupuncture on sleep quality in the patient of primary insomnia. Zhongguo Zhen Jiu 27(12): 86-90.
9. Ohayon M (1996) Epidemological study on insomnia in the general population. Sleep (19): 7-15.
10. Daniel and collaborators (1989) The pittsburgh sleep quality index: A new intrument for psychiatric pratice and research. Psychiatry Research 28(2): 16-19.