Mối liên quan giữa một số kháng nguyên phù hợp tổ chức (HLA-B27, HLA-Cw06, HLA-DR7) và viêm khớp vảy nến
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Tỷ lệ gặp một số kháng nguyên phù hợp tổ chức (HLA-B27, HLA-Cw06, HLA-DR7) trong viêm khớp vảy nến, so sánh tỷ lệ gặp kháng nguyên phù hợp tổ chức giữa nhóm viêm khớp vảy nến với nhóm vảy nến thể mảng và nhóm chứng. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, phân tích cắt ngang tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2017. Chúng tôi thu thập được 40 bệnh nhân viêm khớp vảy nến đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo CASPAR, 37 bệnh nhân vảy nến thể mảng và nhóm chứng gồm 33 người không mắc các bệnh về khớp cũng như vảy nến và có tương đồng về giới và tuổi, được làm xét nghiệm các kháng nguyên phù hợp tổ chức (HLA-B27, HLA-Cw06, HLA-DR7) bằng kỹ thuật Sequence Specific Primer-Polymerase Chain Reaction (SSP-PCR), và kỹ thuật xác định serotype HLA-B và HLA-C bằng kỹ thuật giải trình tự để tìm ra mối liên quan giữa các tỷ lệ của các kháng nguyên phù hợp tổ chức. Kết quả: Tỷ lệ HLA-B27 ở viêm khớp vảy nến là 32,5%, vảy nến thể mảng là 1,92%, nhóm chứng 9,09%. Tỷ lệ HLA-Cw06 ở viêm khớp vảy nến là 7,5%, vảy nến thể mảng là 18,92%, nhóm chứng 3,03%. Tỷ lệ HLA-DR7 ở viêm khớp vảy nến là 32,5%, vảy nến thể mảng là 27,30%, nhóm chứng 24,24%. Ở người với HLA-B27(+) có nguy cơ bị viêm khớp vảy nến với RR = 1,6. Viêm khớp vảy nến với HLA-B27(+) có nguy cơ viêm khớp mức độ hoạt động nặng, viêm khớp vảy nến với HLA-Cw06(+) có thời gian khởi phát bệnh sớm và thời gian chuyển từ vảy nến thể mảng sang viêm khớp vảy nến sớm, viêm khớp vảy nến với HLA-DR7(+) làm chậm thời gian chuyển từ vảy nến thể mảng sang viêm khớp vảy nến. Kết luận: HLA-B27 liên quan đến viêm khớp vảy nến. Viêm khớp vảy nến với HLA-B27(+) có nguy cơ viêm khớp hoạt động mức độ nặng, viêm khớp vảy nến với HLA-Cw06(+) liên quan đến viêm khớp vảy nến khởi phát sớm, và viêm khớp vảy nến với HLA-DR7(+) chậm tiến triển từ vảy nến da sang viêm khớp vảy nến.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Danafa D, Gladman DD, Verton T (1995) The role of HLA antigens as indicators of disease progression in psoriatic arthritis. American College of Rheumatology 38(6): 845-850.
3. Woodrow JC, Ilchysyn A (1995) HLA antigens in psoriasis and psoriatic arthritis. Journal of Medical Genetics 22: 492-495.
4. FitzGerald O, Haroon M, Giles JT et al (2015) Concepts of pathogenesis in psoriatic arthritis: Genotype determines clinical phenotype. Arthritis Res Ther 17: 115.
5. Queiro-Silva R, Torre-Alonso JC, Tinture T et al (2004) The effect of HLA-DR antigens on the susceptibility to, and clinical expression of psoriatic arthritis. Scand J Rheumatol 33: 318-322.
6. Chen L, Tsai TF (2016) HLA-Cw6 and psoriasis. Br J Dermatol, Oct 2016; Available from:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29072309.
7. Hamilton ML, Gladman DD, Shore A et al (1990) Juvenile psoriatic arthritis and HLA antigens. Annals of the Rheumatic Diseases 49: 694-697.
8. Rahman P, Elder JT (2012) Genetics of psoriasis and psoriatic arthritis: A report from the GRAPPA 2010 Annual Meeting. J Rheumatol 39(2): 431-433.
9. Dafna D, Gladman DD, Karen AB et al (1986) HLA antigen in psoriatic arthritis. The Journal Rhematology 13(3): 686-693.
10. Winchester R, Minevich G, Steshenko V et al (2012) HLA associations reveal genetic heterogeneity in psoriatic arthritis and in the psoriasis phenotype. Athritis & Rhematism 64(4): 1134-1144.