Nghiên cứu sự thay đổi thang điểm đánh giá mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglyceride được điều trị bằng liệu pháp thay huyết tương

  • Đỗ Thanh Hòa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Việt Hoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Gia Bình Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Xuân Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hải Ghi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tăng triglyceride, viêm tụy cấp, điểm SOFA, điểm Ranson

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi thang điểm SOFA, Ranson trong đánh giá mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglyceride (TG) được điều trị bằng liệu pháp thay huyết tương (Plasma exchange - PEX). Đối tượng và phương pháp: 165 bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng TG điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2016 đến năm 2019 được đưa vào nghiên cứu. Các bệnh nhân được đánh giá các thang điểm SOFA, Ranson trước và sau PEX. Kết quả: Thời gian từ khi phát hiện viêm tụy cấp do tăng TG đến khi được PEX là từ 1 đến 7 ngày. Tại thời điểm trước PEX, điểm SOFA ở 2 nhóm tương đương nhau, điểm Ranson ở nhóm có PEX cao hơn so với nhóm không PEX. Từ ngày 2 trở đi, nhóm có PEX điểm SOFA và Ranson thấp hơn so với nhóm không PEX, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê bắt đầu từ thời điểm ngày thứ 3 với điểm SOFA và ngày thứ 2 với điểm Ranson. Kết luận: Ở bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng TG máu, nhóm sử dụng PEX có điểm SOFA và Ranson thấp hơn so với nhóm không PEX.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đào Xuân Cơ (2012) Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Luận án Tiến sĩ y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108.
2. Hoàng Đức Chuyên (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tăng triglycerid máu. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
3. Trần Phương (2017) Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm tụy cấp tăng triglycerid ở phụ nữ có thai. Luận án Thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
4. Ranson JH et al (1974) Prognostic signs and the role of operative management in acute pancreatitis. Surg Gynecol Obstet 139(1): 69-81.
5. Ferreira FL et al (2001) Serial evaluation of the SOFA score to predict outcome in critically ill patients. Jama 286(14): 1754-1758.
6. Kandemir A et al (2018) Therapeutic plasma exchange for hypertriglyceridemia induced acut pancreatitis: the 33 cases experience from a tertiary reference center in Turkey. Turk J Gastroenterol 29(6): 676-683.
7. Nakhoda S et al (2017) Use of the APACHE II score to assess impact of therapeutic plasma exchange for critically ill patients with hypertriglyceride-induced pancreatitis. Transfus Apher Sci 56(2): 123-126.
8. Li M et al (2019) Comparison of scoring systems in predicting severity and prognosis of hypertriglyceridemia-induced acute pancreatitis. Dig Dis Sci, 2019.
9. Qiu L et al (2015) Comparison of existing clinical scoring systems in predicting severity and prognoses of hyperlipidemic acute pancreatitis in Chinese patients: A retrospective study. Medicine (Baltimore), 94(23): 957.
10. Banks PA, Freeman ML (2006) Practice guidelines in acute pancreatitis. Am J Gastroenterol 101(10): 2379-400.