Kết quả điều trị sản phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ

  • Nguyễn Thị Hồng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Hoàng Thị Chung Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ
  • Hoàng Quốc Huy Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Nguyễn Phương Sinh Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Main Article Content

Keywords

Tiền sản giật, tăng huyết áp, thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung, protein niệu.

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị sản khoa các trường hợp tiền sản giật đẻ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 106 bệnh nhân có tuổi thai trên 22 tuần được chẩn đoán, điều trị tiền sản giật và đẻ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ. Kết quả: Nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Tuổi thai non tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 68,8%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi thai khi sinh với mức độ tiền sản giật (p<0,05). Tỷ lệ thai phụ được chỉ định đình chỉ thai nghén là 89,6%. Chỉ định mổ lấy thai do mẹ là 26,4%, do thai chiếm 32,1%. Tỷ lệ trẻ có cân nặng < 1500 gam ở nhóm tiền sản giật nặng là 10,4%. Trong số 14 sản phụ có biến chứng thì hội chứng HELLP gặp nhiều nhất chiếm 5,6%. Kết luận: Nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Có mối liên quan giữa tuổi thai khi sinh với mức độ tiền sản giật (p<0,05). Phần lớn tiền sản giật được chỉ định đình chỉ thai kì với tỷ lệ mổ lấy thai cao. Biến chứng tiền sản giật gây ra cho mẹ tương đối nặng nề đặc biệt là hội chứng HELLP.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2024) Hướng dẫn sàng lọc, chẩn đoán và xử trí tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai, tiền sản giật và sản giật. Quyết định số 1154 /QĐ-BYT ngày 04/05/2024 của Bộ Y tế.
2. Karrar SA, Martingano DJ, Hong PL (2024) Preeclampsia. 2024 Feb 25. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan–. PMID: 34033373.
3. Phạm Văn Tư, Nguyễn Quốc Tuấn (2021) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả thai kỳ ở thai phụ tiền sản giật - sản giật tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Tạp chí Phụ sản, 19(1), tr. 30-37.
4. Bộ Y tế (2016) Hướng Dẫn Quốc Gia về Các Dịch vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản. Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ Y tế.
5. Stern EM, Blace N (2024) Ophthalmic Pathology of Preeclampsia. StatPearls, StatPearls Publish-ing.
6. Vũ Hồng Thăng, Nguyễn Quảng Bắc (2022) Kết quả xử trí thai nghén sản phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí Y học Cộng đồng, 64(1).
7. Vũ Đình Nam, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2024) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả thai kỳ ở thai phụ tiền sản giật - sản giật tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 65(3).
8. Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn Thanh Hà (2017) Kết quả xử trí tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương trong năm 2015. Tạp chí Phụ sản, 15(2), tr. 24-29.
9. Nguyễn Tiến Vinh (2018) Nhận xét về tình hình điều trị tiền sản giật thai nghén từ 28 đến 34 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam.