Phân tích hiệu quả can thiệp dược lâm sàng về các vấn đề liên quan đến thời điểm dùng-cách dùng thuốc ở bệnh nhân cao tuổi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

  • Phạm Hồng Thái Bệnh viện Đa khoa Đống Đa
  • Trần Thị Cát Khánh Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lê Bá Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Đặng Trần Duy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thu Hằng Bệnh viện Đa khoa Đống Đa
  • Nguyễn Thành Hải Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Các vấn đề liên quan đến thuốc, đơn thuốc ngoại trú, bệnh nhân cao tuổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các vấn đề liên quan đến thuốc (DRP) và phân tích hiệu quả can thiệp dược lâm sàng trên DRP về thời điểm dùng-cách dùng trên đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu gồm ba giai đoạn: (1) Trước can thiệp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm phát hiện DRP trong đơn thuốc và qua phỏng vấn bệnh nhân (01/10/2023-31/10/2023), (2) Cung cấp thông tin thuốc theo thời gian thực về thời điểm dùng và cách dùng trên hệ thống phần mềm kê đơn (01/11/2023-30/11/2023), và (3) Phân tích hiệu quả can thiệp (10/12/2023-31/12/2023). Hiệu quả được đánh giá thông qua so sánh đặc điểm DRP về thời điểm dùng-cách dùng thu được trên đơn thuốc và so sánh tỷ lệ bệnh nhân sử dụng dùng thuốc đúng thời điểm; sẽ không nhai, bẻ, nghiền thuốc qua phỏng vấn ở 2 giai đoạn trước và sau khi can thiệp. Kết quả: Trên 515 đơn thuốc trước can thiệp phát hiện được 687 DRP, trong đó 60,8% đơn có ít nhất 1 DRP. Hai nhóm DRP chủ yếu là về thời điểm dùng (14,7%) và cách dùng do thiếu ghi chú nội dung không nhai, bẻ, nghiền với thuốc có dạng bào chế đặc biệt (73,9%). Sau can thiệp, tỷ lệ đơn có DRP về thời điểm dùng, cách dùng giảm từ 57,5% xuống 34,6% (p<0,001). Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc đúng thời điểm và sẽ không nhai, bẻ, nghiền thuốc đều tăng có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Can thiệp của dược sĩ đã giúp giảm các DRP về thời điểm dùng và cách dùng thuốc trên đơn ngoại trú của bệnh nhân cao tuổi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vik SA, Maxwell CJ, Hogan DB (2004) Measurement, correlates, and health outcomes of medication adherence among seniors. Annals of pharmacotherapy 38(2): 303-312.
2. Foundation PCNE (2020) PCNE classification for drug related problems V9.1.
3. Qato DM, Wilder J, Schumm LP, Gillet V, Alexander GC (2016) Changes in prescription and over-the-counter medication and dietary supplement use among older adults in the United States, 2005 vs 2011. JAMA internal medicine 176(4): 473-482.
4. Lê Bùi Thùy Dương (2022) Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến thuốc và hiệu quả can thiệp của Dược lâm sàng trên chất lượng kê đơn thuốc ngoại trú cho người cao tuổi ở Bến Tre, năm 2021 - 2022. Luận văn Thạc sỹ Dược học. Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ.
5. Society RP (2011) Pharmaceutical Issues when Crushing, Opening or Splitting Oral Dosage Forms. Royal Pharmaceutical Society.
6. Gayathri B, Divasish L, Soni M, Hup G, Prasath K (2018) Drug related problems: A systemic literature review. Int J Pharm Ther 9(1): 1409-1415.
7. Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt (2020) Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe. Trung tâm Nghiên cứu khoa học sức khỏe, Đại học Y tế Công cộng.
8. Bộ Y tế (2021) Quyết định 3547/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 22/7/2021 về việc ban hành mẫu Phiếu phân tích sử dụng thuốc.
9. Đinh Thị Lan Anh (2020) Phân tích các vấn đề liên quan đến thuốc trên người bệnh khám và điều trị một số bệnh mạn tính phát hiện qua hoạt động của bộ phận cấp phát ngoại trú - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Luận văn thạc sỹ Dược học. Trường Đại học Dược Hà Nội.
10. Hà Phương Thảo (2023) Can thiệp dược lâm sàng nhằm giảm thiểu DRP trên đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Luận văn Thạc sĩ dược học. Trường Đại học Dược Hà Nội.
11. Nguyen KT, Le VTT, Nguyen TH et al (2022) Effect of Pharmacist-led interventions on physicians’ prescribing for pediatric outpatients. MDPI 2022: 751.