Nghiên cứu giá trị thang điểm CHIP trong phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân tổn thương động mạch vành phức tạp nguy cơ cao được can thiệp động mạch vành

  • Hồ Văn Phước Bệnh viện Đà Nẵng
  • Huỳnh Hữu Năm Bệnh viện Đà Nẵng
  • Hồ Anh Bình Bệnh viện Trung ương Huế
  • Trần Quốc Bảo Bệnh viện Trung ương Huế
  • Hoàng Anh Tiến Đại học Y Dược Huế

Main Article Content

Keywords

Thang điểm CHIP, bệnh mạch vành mạn, hội chứng vành cấp không ST chênh lên, phức tạp và nguy cơ cao, thang điểm Syntax, thang điểm Syntax 2

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị thang điểm CHIP trong tiên lượng tử vong và biến cố mạch chính 1 năm sau can thiệp ở bệnh nhân tổn thương động mạch vành phức tạp nguy cơ cao được can thiệp động mạch vành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 56 bệnh nhân hội chứng mạch vành mạn và hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên phức tạp và nguy cơ cao có can thiệp động mạch vành qua da từ 03/2021-8/2021, theo dõi 1 năm, đến 8/2022. Đánh giá thang điểm CHIP với 4 tiêu chí: Tuổi > 80 (3 điểm), chạy thận chu kỳ (6 điểm), phân suất tống máu thất trái < 30% (2 điểm), số lượng tổn thương được can thiệp > 2 (2 điểm). Tổng điểm là 13 điểm, chia thành 3 mức độ: Nguy cơ thấp là 0 điểm, nguy cơ trung bình là 2-3 điểm, nguy cơ cao ≥ 4 điểm. Đánh giá giá trị tiên lượng biến cố tim mạch chính và tử vong trong viện và 12 tháng sau xuất viện. Kết quả: Thang điểm CHIP có giá trị tiên lượng tốt tử vong và biến cố tim mạch chính nội viện (AUC = 0,98 với CI: 0,95-1,0 và p<0,05), tương đương thang điểm Syntax và Syntax 2; tiên lượng khá tử vong 12 tháng sau can thiệp (AUC = 0,74 với CI: 0,49-1,0 và p<0,05), tương đương với thang điểm Syntax và thang điểm Syntax 2; tiên lượng khá biến cố tim mạch chính 12 tháng sau can thiệp (AUC = 0,74 với CI: 0,61-0,89 và p<0,05), tốt hơn thang điểm Syntax và tương đương thang điểm Syntax 2. Kết luận: Thang điểm CHIP có giá trị tiên lượng tử vong và biến cố tim mạch chính nội viện, 1 năm sau xuất viện ở bệnh nhân hội chứng mạch vành mạn và  hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên phức tạp và nguy cơ cao có can thiệp động mạch vành qua da.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Safarian H, Alidoosti M, Shafiee A, Salarifar M, Poorhosseini H, Nematipour E (2014) The SYNTAX score can predict major adverse cardiac events following percutaneous coronary intervention. Heart views: The official journal of the Gulf Heart Association 15(4): 99-105. doi: 10.4103/1995-705x.151081.
2. Kinnaird T, Kwok CS, Kontopantelis E et al (2016) Incidence, determinants, and outcomes of coronary perforation during percutaneous coronary intervention in the United Kingdom between 2006 and 2013: An analysis of 527 121 cases from the British Cardiovascular Intervention Society Database. Circ Cardiovasc Interv 9(8):e003449.
3. Stone GW, Brodie BR, Griffin JJ et al (1998) Prospective, multicenter study of the safety and feasibility of primary stenting in acute myocardial infarction: in-hospital and 30-day results of the PAMI stent pilot trial. Primary Angioplasty in Myocardial Infarction Stent Pilot Trial Investigators. J Am Coll Cardiol 31(1): 23-30.
4. Benjamin EJ, Virani SS, Callaway CW et al (2018) Heart disease and stroke statistics 2018 update: A report from the American Heart Association. Circulation 137(12):e67-e492. doi: 10.1161/CIR.0000000000000558.
5. Brener SJ, Cunn GJ, Desai PH et al (2021) A novel risk score to predict one-year mortality in patients undergoing complex high-risk indicated percutaneous coronary intervention (CHIP-PCI). J Invasive Cardiol 33(4):E253-E258.
6. Sianos G, Morel MA, Kappetein AP et al (2005) The SYNTAX Score: An angiographic tool grading the complexity of coronary artery disease. EuroIntervention 1(2):219-227.
7. Song Y, Gao Z, Tang X et al, Usefulness of the SYNTAX score II to validate 2‐year outcomes in patients with complex coronary artery disease undergoing percutaneous coronary intervention: A large single‐center study. Catheter Cardiovasc Interv 92(1):40-47.
8. Choi BG, Rha SW, Yoon SG, Choi CU, Lee MW, Kim SWJJotAHA (2019) Association of major adverse cardiac events up to 5 years in patients with chest pain without significant coronary artery disease in the Korean population. J Am Heart Assoc 8(12): 010541.
9. Kinnaird T, Gallagher S, Spratt JC et al (2020) Complex high-risk and indicated percutaneous coronary intervention for stable angina: Does operator volume influence patient outcome? Am Heart J. 222: 15-25.
10. Nozue T, Kamijima R, Iwaki T, Michishita IJAJoCD (2012) Impact of SYNTAX score on 1-year clinical outcomes in patients undergoing percutaneous coronary intervention for unprotected left main coronary artery. Am J Cardiovasc Dis 2(3): 216.