Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa bằng bôi kẽm oxyd 10%, gluconolacton 9% và urea 2%

  • Trịnh Tiến Thành Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ

Main Article Content

Keywords

Bệnh trứng cá, FOB 10, doxycyclin, điều trị

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa bằng bôi sản phẩm FOB 10 lotion. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu có đối chứng so sánh 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 65 bệnh nhân được chẩn đoán trứng cá thông thường mức độ vừa tại Phòng khám Da liễu - Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ trong thời gian từ 10/2018 đến 8/2019, thời gian điều trị 8 tuần với nhóm nghiên cứu sử dụng doxycyclin uống 200mg/ ngày kết hợp bôi FOB 10, nhóm đối chứng sử dụng Doxycyclin uống 200mg/ ngày kết hợp bôi Halox. Kết quả: Phác đồ doxycyclin kết hợp với FOB 10 Lotion sau 8 tuần điều trị cho kết quả tốt với tỷ lệ 33,85%, cao hơn phác đồ doxycyclin kết hợp với halox (6,15%). Tác dụng không mong muốn của phác đồ Doxycyclin kết hợp với FOB 10 Lotion sau 8 tuần điều trị là rát và tróc vảy với tỷ lệ lần lượt là 6,15% và 7,69%, thấp hơn phác đồ doxycyclin kết hợp với halox (15,38% và 12,31%). Kết luận: Doxycyclin uống kết hợp FOB 10 Lotion cho kết quả điều trị tốt và ít bị rát, tróc vảy hơn khi kết hợp halox.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Võ Nguyễn Thúy Anh (2009) Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành. Hội nghị Khoa học kỹ thuật da liễu khu vực các tỉnh thành phía Nam, Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, tr. 28.
2. Bùi Khánh Duy (2008) Trứng cá (acne). Bài giảng bệnh da và hoa liễu, Bộ môn Da liễu, Học viện Quân y, tr. 188.
3. Karen McCoy (2008) Acne and related disorder. The Merck Manuals Medical Library.
4. Huỳnh Văn Bá (2011) Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh trứng cá có bôi corticoid bằng isotretionin. Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Monk BE, Almeyda JA, Caldwell IW, et al (1987) Efficacy of low-dose cyproterone acetate compared with minocycline in the treatment of acne vulgaris. Clin Exp Dermatol 12(5): 319-322.
6. Ellis CN, Millikan LE, Smith EB, et al (1998) Comparison of adapalene 0.1% solution and tretinoin 0.025% gel in the topical treatment of acne vulgaris. Br J Dermatol 139 Suppl 52: 41-47.
7. Ko HC, Song M, Seo SH, et al (2009) Prospective, open-label, comparative study of clindamycin 1%/benzoyl peroxide 5% gel with adapalene 0.1% gel in Asian acne patients: efficacy and tolerability. J Eur Acad Dermatol Venereol 23(3): 245-250.