Biến đổi sức căng nhĩ trái, chỉ số độ cứng nhĩ trái ở bệnh nhân suy tim có rung nhĩ và mối liên quan với nồng độ NT-proBNP
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu sự biến đổi sức căng nhĩ trái, chỉ số độ cứng nhĩ trái ở bệnh nhân (BN) suy tim có rung nhĩ (RN) và mối liên quan với nồng độ NT-proBNP. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 116 BN suy tim (58 BN có rung nhĩ mạn tính và 58 BN không có rung nhĩ) điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 02/2023 đến tháng 6/2023. Các BN được xét nghiệm NT-proBNP và siêu âm tim đánh giá sức căng nhĩ trái, chỉ số độ cứng nhĩ trái. Kết quả: Sức căng dự trữ nhĩ trái (LASr) ở nhóm BN suy tim có RN thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm suy tim không có RN (8,3 ± 3,1% so với 17,3 ± 11%, p<0,001). Chỉ số độ cứng nhĩ trái (LASI) ở nhóm BN suy tim có RN cao hơn có ý nghĩa so với nhóm suy tim không có RN (2,5 ± 1,2 so với 1,5 ± 2,1, p=0,002). Ở BN suy tim có RN, LASr tương quan nghịch với nồng độ NT-proBNP (r = -0,44, p=0,048), LASI tương quan thuận với nồng độ NT-proBNP (r = 0,84, p=0,033). Kết luận: LASr giảm và có mối tương quan nghịch với nồng độ NT-proBNP ở BN suy tim có RN. LASI tăng và có mối tương quan thuận với nồng độ NT-proBNP ở BN suy tim có RN.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Jia F, Chen A, Zhang D, Fang L, Chen W (2022) Prognostic Value of Left Atrial Strain in Heart Failure: A Systematic Review and Meta-Analysis. Frontiers in cardiovascular medicine 9: 935103.
3. Kim D, Seo JH, Choi KH et al (2023) Prognostic Implications of Left Atrial Stiffness Index in Heart Failure Patients With Preserved Ejection Fraction. JACC. Cardiovascular imaging 16(4): 435-445.
4. Yoon YE, Kim HJ, Kim SA et al (2012) Left atrial mechanical function and stiffness in patients with paroxysmal atrial fibrillation. Journal of cardiovascular ultrasound 20(3): 140-145.
5. Machino-Ohtsuka T, Seo Y, Tada H et al (2011) Left atrial stiffness relates to left ventricular diastolic dysfunction and recurrence after pulmonary vein isolation for atrial fibrillation. J Cardiovasc Electrophysiol 22(9): 999-1006.
6. Pellicori P, Zhang J, Lukaschuk E et al (2015) Left atrial function measured by cardiac magnetic resonance imaging in patients with heart failure: clinical associations and prognostic value. European heart journal 36(12): 733-742.
7. Kanagala P, Arnold JR, Cheng ASH et al (2020) Left atrial ejection fraction and outcomes in heart failure with preserved ejection fraction. The international journal of cardiovascular imaging 36(1):101-110.
8. Shaikh AY, Maan A, Khan UA et al (2012) Speckle echocardiographic left atrial strain and stiffness index as predictors of maintenance of sinus rhythm after cardioversion for atrial fibrillation: A prospective study. Cardiovasc Ultrasound 10: 48.