Đặc điểm các bó chất trắng trong não bệnh nhân Alzheimer trên cộng hưởng từ sức căng khuếch tán

  • Vũ Đình Triển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Trọng Dương Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Alzheimer, chất trắng, cộng hưởng từ sức căng khuếch tán

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát những biến đổi bệnh lý của các bó chất trắng trong não bệnh nhân Alzheimer bằng cộng hưởng từ sức căng khuếch tán (DTI) 3.0 Tesla. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân Alzheimer và nhóm chứng 30 người bình thường từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2022. Khảo sát tập trung vào các bó chất trắng cụ thể bao gồm: Bó thể chai, bó đồi thị - vỏ não, bó hồi đai, bó trán - chẩm, bó vỏ - tiểu não, bó thái dương-chẩm, bó vỏ-tủy. Kết quả: Dựng hình 3D cho thấy đường dẫn truyền các bó chất trắng khảo sát ở bệnh nhân Alzheimer không có sự khác biệt so với nhóm chứng. Các chỉ số số lượng sợi, chiều dài sợi, chỉ số voxel, FA giảm trong khi chỉ số ADC tăng ở hầu hết các bó, đa phần đều có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Trong bệnh lý Alzheimer, biến đổi các chỉ số DTI được phát hiện ở hầu hết các bó chất trắng. DTI là một phương pháp hiệu quả để khảo sát biến đổi chất trắng trong não bệnh nhân Alzheimer.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyen TA, Dang TH, Tran K, Kim GB, Brodaty H, Pham T, Pham TL, Crotty M, Kurrle S, Hinton L, Esterman A, Nguyen TA and Roughead EE (2020) Dementia in Vietnam: A situational analysis. Alzheimer's Dement 16(S10): 039252.
2. Daianu M, Mendez MF, Baboyan VG, Jin Y, Melrose RJ, Jimenez EE, Thompson PM (2016) An advanced white matter tract analysis in frontotemporal dementia and early-onset Alzheimer’s disease. Brain Imaging and Behavior 10(4): 1038-1053.
3. Feng W, Halm-Lutterodt NV, Tang H, Mecum A, Mesregah MK, Ma Y, Li H, Zhang F, Wu Z, Yao E, Guo X (2020) Automated MRI-based deep learning model for detection of Alzheimer’s disease process. Int J Neural Syst 30(06): 2050032.
4. Associtaion American Psychiatric (2013) Diagnostic criteria and codes. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders.
5. Wen MC, Heng HSE, Lu Z, Xu Z, Chan LL, Tan EK, Tan LCS (2018) Differential white matter regional alterations in motor subtypes of early drug-naive Parkinson’s disease patients. Neurorehabil Neural Repair 32(2): 129-141.
6. Srivishagan S, Kumaralingam L, Thanikasalam K, Pinidiyaarachchi UAJ, Ratnarajah N; Alzheimer's Disease Neuroimaging Initiative (2023) Discriminative patterns of white matter changes in Alzheimer's. Psychiatry Research: Neuroimaging. 328: 111576.
7. Oh ME, Driever PH, Khajuria RK, Rueckriegel SM, Koustenis E, Bruhn H, Thomale UW (2017) DTI fiber tractography of cerebro-cerebellar pathways and clinical evaluation of ataxia in childhood posterior fossa tumor survivors. J Neurooncol 131(2): 267-276.
8. Sexton CE, Kalu UG, Filippini N, Mackay CE, Ebmeier KP (2011) A meta-analysis of diffusion tensor imaging in mild cognitive impairment and Alzheimer's disease. Neurobiol Aging 32(12): 2322. 5-2322.
9. Kumar S, De Luca A et al (2022) Topology of diffusion changes in corpus callosum in Alzheimer's disease: An exploratory case-control study. Front Neurol 13: 1005406.
10. Lee DY, Fletcher E, Martinez O, Zozulya N, Kim J, Tran J, Buonocore M, Carmichael O, DeCarli C (2010) Vascular and degenerative processes differentially affect regional interhemispheric connections in normal aging, mild cognitive impairment, and Alzheimer disease. Stroke 41(8): 1791-1797.
11. Damoiseaux JS, Smith SM et al (2009) White matter tract integrity in aging and Alzheimer's disease. Hum Brain Mapp 30(4): 1051-1059.
12. Magalhães TNC, Casseb RF et al (2023) Whole-brain DTI parameters associated with tau protein and hippocampal volume in Alzheimer's disease. Brain Behav 13(2): 2863.