Động lực chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà và một số yếu tố liên quan của học sinh lớp 10 trường liên cấp Hermann Gmeiner Hà Nội năm 2024

  • Lưu Văn Tường Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Động lực nội tại, động lực bên ngoài, chăm sóc răng miệng tại nhà, học sinh lớp 10, trường Hermann Gmeiner Hà Nội

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả động lực chăm sóc răng miệng tại nhà của học sinh lớp 10 trường liên cấp Hermann Gmeiner và phân tích một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 158 học sinh lớp 10 trường liên cấp Hermann Gmeiner trong năm 2024. Số liệu được thu thập dựa trên phiếu khảo sát online. Kết quả: Tỷ lệ học sinh có động lực tốt trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà chiếm 69%. Động lực ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố động lực bên trong có điểm trung bình cao nhất là: Đó là một phần tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày với 4,23 ± 0,89 điểm và có điểm trung bình nhỏ nhất là: Em cảm thấy bực bội nếu không làm vệ sinh răng miệng với 2,95 ± 1,04 điểm. Động lực ảnh hưởng bên ngoài có điểm trung bình cao nhất là: Em muốn bác sĩ nha khoa hài lòng vì làm vệ sinh răng miệng với 3,20 ± 1,03 điểm. Có 9,5% học sinh không thấy rõ được ý nghĩa của việc chăm sóc răng miệng tại nhà. Có mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc răng miệng tốt với động lực tốt chăm sóc răng miệng tại nhà (OR = 2,66, 95% CI: 1,13-6,29). Kết luận: Động lực trong chăm sóc răng miệng tại nhà của học sinh còn hạn chế, trong đó tỷ lệ ít học sinh chưa nhận thức được ý nghĩa và vai trò thực hành chăm sóc miệng tại nhà. Kiến thức tốt có liên quan tích cực đến động lực chăm sóc răng miệng tại nhà.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Whye Lian CaL, and Tay, Siow-Phing and Chat, Chai and Bong, Cheong and Shin, and Luqmanul, Hakim and Baharuddin, and Bainun, Zhuleikha and jalil, Jalil (2010) Oral health knowledge, attitude and practice among secondary school students in Kuching, Sarawak. Archives of Orofacial Sciences 5: 9-16.
2. Peres MA, Macpherson LMD, Weyant RJ et al (2019) Oral diseases: A global public health challenge. Lancet 394(10194): 249-260.
3. Blaggana A, Grover V, Anjali et al (2016) Oral Health Knowledge, Attitudes and Practice Behaviour among Secondar y School Children in Chandigarh. J Clin Diagn Res10(10): 01- 06.
4. Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Hải (2021) Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam, 502(1).
5. Trần Thị Hương Trà, Lê Chí Bằng, Hà Vũ Hoàng, Vũ Đình Việt Anh, Phan Thị Bích Hạnh (2023) Thực hành chăm sóc vệ sinh răng miệng của học sinh Trung học phổ thông tại Nam Định năm 2023. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108.
6. Staunton L, Gellert P, Knittle K, Sniehotta FF (2014) Perceived control and intrinsic vs. extrinsic motivation for oral self-care: A full factorial experimental test of theory-based persuasive messages. Annals of Behavioral Medicine 49(2): 258-268.
7. Broadbent JM, Thomson WM, Poulton R (2006) Oral health beliefs in adolescence and oral health in young adulthood. J Dent Res 85(4): 339-343.
8. Beugre-Kouassi AML, Ogou ND, Diouf JS, Beugre JB, Ngom PI (2021) Evaluation of motivational factors of adolescent patients for orthodontic treatment using the Q methodology. Orthod Fr. 92(4):453-460. Évaluation des facteurs de motivation des patients adolescents pour le traitement orthodontique par la méthodologie Q.
9. Trần Tấn Tài, Nguyễn Toại, Lưu Ngọc Hoạt (2014) Thực trạng bệnh răng miệng và kiến thức, thực hành về chăm sóc răng miệng của học sinh tiểu học ở thành phố và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Y Dược Huế, tr. 177-184.