Tìm hiểu mối liên quan giữa đột biến HSP110DE9 với đặc điểm nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa đột biến mất đoạn exon 9 (HSP110DE9) với đặc điểm nội soi, mô bệnh học của bệnh ung thư đại trực tràng (UTĐTT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 bệnh nhân UTĐTT được khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2017 đến năm 2020. Đột biến gen HSP110DE9 được xác định tại mô ung thư đại trực tràng bằng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) và điện di trên gel Agarose. Kết quả: Tỷ lệ đột biến gen HSP110DE9 ở bệnh nhân UTĐTT chiếm 38,2%. Liên quan với đặc điểm nội soi, kết quả cho thấy chưa ghi nhận có mối liên quan giữa đột biến gen HSP110DE9 với vị trí và kích thước khối u trên nội soi (p>0,05, Chi square test) nhưng có mối liên quan giữa hình dạng khối u với đột biến HSP110DE9. Trong đó, ở dạng loét thâm nhiễm và dạng thâm nhiễm có tỷ lệ đột biến HSP110DE9 cao hơn nhóm không đột biến (p<0,05, Chi square test). Về mối liên quan với đặc điểm mô bệnh học: Chưa ghi nhận có mối liên quan giữa đột biến gen HSP110DE9 với typ mô bệnh học, mức độ biệt hóa, mức độ xâm lấn thành và di căn hạch của UTĐTT (p>0,05, Chi square test). Có sự liên quan giữa di căn xa và giai đoạn bệnh UTĐTT với đột biến gen HSP110DE9. Trong đó, UTĐTT di căn xa có tỷ lệ đột biến gen HSP110DE9 cao hơn so với không có đột biến (21,4% so với 5,9%) và ở bệnh nhân UTĐTT giai đoạn IV, tỷ lệ có đột biến gen HSP110DE9 cao hơn so với không có đột biến gen HSP110DE9 (21,4% so với 5,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05, Chi square test). Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa đột biến gen HSP110DE9 với hình dạng khối u trên nội soi, tình trạng di căn xa và giai đoạn bệnh UTĐTT (p<0,05, Chi square test).
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Pockley AG (2002) Heat shock protein, Inflammation and cardiovascular díease. Circulation 105 : 1012-1017.
3. Eseigneuric R, Emjahed H, Egobbo J, Ejoly AL, Berthenet K, Eshirley S, Egarrido C (2011) Heat shock proteins as danger signals for cancer detection. Front Oncol 1: 37.
4. Dorard C, de Thonel A, Collura A et al (2011) Expression status of wild-type HSP110 correlates with HSP110 T17 deletion size and patient prognosis in microsatellite-unstable colorectal cance. Nature medicine 10(2011): 1283-1290.
5. Hrudka J, Jelínková K, Fišerová H et al (2021) Heat shock proteins 27, 70, and 110: Expression and prognostic significance in colorectal cancer. Cancers (Basel) (17):4407. doi: 10.3390/cancers13174407.
6. WHO (2019) WHO classification of tumours, 5th edition, Digestive system tumours WHO Classification of Tumours Group: 157-192.
7. American Joint Committee on Cancer (2017) AJCC Cancer Staging Manual, Eighth Edition. Springer: 251-274.
8. Falih Soliman N, Jasim Mohamad B (2022) Clinical and Histopathological Characteristics of Colorectal Cancer in Iraq between 2015-2021. Falih Soliman et al / Archives of Razi Institute 77(6): 2407-2413.
9. Ngô Thị Hoài (2022) Nghiên cứu hình ảnh nội soi, mô bệnh học và đột biến gen KRAS, BRAF trên bệnh nhân polyp tuyến và ung thư đại trực tràng. Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
10. Kim JH, Kim KJ, Rhee YY et al (2014) Expression status of wild-type HSP110 correlates with HSP110 T17 deletion size and patient prognosis in microsatellite-unstable colorectal cance. Modern Pathology 27: 443-453.
11. Collura A, Lagrange A, Svrcek M et al (2014) Patients with colorectal tumors with microsatellite instability and large deletions in HSP110 T17 have improved response to 5-fluorouracil–based chemotherapy. Gastroenterology: 401-411.