Đặc điểm kháng kháng sinh của Helicobacter pylori tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn từ 2019 đến 2022

  • Bùi Thanh Thuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Hữu Phương Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Lâm Quý Đại học Y Hà Nội
  • Trịnh Thu Thuỷ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Thơ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Phương Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thu Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phan Quốc Hoàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Huyền Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Helicobacter pylori, kháng kháng sinh, mức độ kháng cao, kháng đa kháng sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm cập nhật tình trạng kháng kháng sinh của H. pylori tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2019 đến năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Có 350 chủng H. pylori được phân lập từ bệnh nhân viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày và được khảo sát mức độc nhạy cảm với các kháng sinh amoxicillin (AC), chlarithromycin (CH), metronidazol (MZ), levofloxacin (LE) và tetracyclin (TC). Độ nhạy cảm của kháng sinh được xác định bằng kỹ thuật Epsilometer (E-test). Kết quả: Tỷ lệ kháng AC, CH, MZ, LE và TC lần lượt là 30,6%, 44,6%, 44%, 33,4% và 9,14%. Tỷ lệ kháng cùng lúc 2, 3, 4 và 5 kháng sinh ở các chủng phân lập lần lượt là 33,1%, 15,1%, 4,3% và 0,9%. Tỷ lệ kháng kép cao nhất là CH+MZ (19,7%), thấp nhất là MZ+TC (4,9%). Các chủng có mức độ kháng cao (MIC ≥ 256μg/mL) đối với CLR, 69,87% (109/156), MNZ, 73,37% (113/154), và (MIC ≥ 32µg/mL) đối với LE, 85,47% (100/117). MIC của AC và TC ở hầu hết các chủng phân lập đều thấp. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược tăng liều đối với các chủng kháng MZ, LE và CH có thể ít mang lại giá trị diệt trừ H. pylori. TC và AC đều có mức độ kháng thấp do đó phác đồ bốn thuốc có tetracycline hoặc amoxicillin nên được xem xét như chiến lược thay thế.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Katelaris P, Hunt R, Bazzoli F et al (2023) Helicobacter pylori world gastroenterology organization global guideline. J Clin Gastroenterol. 57(2): 111-126. doi:10.1097/mcg.0000000000001719.
2. Vu TB, Tran TNQ, Tran TQA, Vu DL, Hoang VT (2022) Antibiotic resistance of helicobacter pylori in patients with peptic ulcer. Medicina (Kaunas) 59(1)doi: 10.3390/medicina59010006.
3. Bujanda L, Nyssen OP, Vaira D et al (2021) Antibiotic resistance prevalence and trends in patients infected with Helicobacter pylori in the period 2013-2020: Results of the European Registry on H. pylori Management (Hp-EuReg). Antibiotics 10(9): 1058.
4. UK Standards for Microbiology Investigations. Identification of Helicobacter species Identification of Helicobacter species. 2022;
5. European Society of Clinical Microbiology and infectious Diseases. Clinical breakpoints - breakpoints and guidance. 2022;
6. Nguyễn Thị Chi, Hoàng Thúy Nga, Trần Thị Minh Châu, Trần Ngọc Ánh (2021) Kháng kháng sinh của Helicobacter pylori tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 2018- 2020. Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam. Tập X- Số 65: tr. 4048-4056.
7. Hong TC, El-Omar EM, Kuo YT et al (2024) Primary antibiotic resistance of Helicobacter pylori in the Asia-Pacific region between 1990 and 2022: An updated systematic review and meta-analysis. Lancet Gastroenterol Hepatol 9(1): 56-67. doi:10.1016/s2468-1253(23)00281-9.
8. Binh TT, Shiota S, Nguyen LT, Yamaoka Y (2013) The incidence of primary antibiotic resistance of Helicobacter pylori in Vietnam. J Clin Gastroenterol 47(3): 233-228. doi:10.1097/MCG.0b013e3182676e2b.
9. Dang NQH, Ha TMT, Nguyen S-T et al (2020) High rates of clarithromycin and levofloxacin resistance of Helicobacter pylori in patients with chronic gastritis in the south east area of Vietnam. Journal of Global Antimicrobial Resistance 22: 620-624. doi:10.1016/j.jgar.2020.06.007.
10. Shao Y, Lin Y, Fang Z, Yan J, Zheng T, Ye G (2024) Analysis of Helicobacter pylori resistance in patients with different gastric diseases. Sci Rep 14(1):4912. doi:10.1038/s41598-024-55589-2.
11. White B, Winte M, DeSipio J, Phadtare S (2022) Clinical factors implicated in antibiotic resistance in helicobacter pylori patients. Microorganisms 10(2): 322.
12. Darraj MA (2024) Eradication Rate and Factors Influencing Helicobacter pylori Infection Clearance Using Standard Triple Therapy at a Single Centre in Jazan Region, Saudi Arabia: A Retrospective Study. Int J Gen Med 17: 2627-2634. doi: 10.2147/ijgm.S456865.
13. Dascălu RI, Bolocan A, Păduaru DN et al (2023) Multidrug resistance in Helicobacter pylori infection. Front Microbiol 14: 1128497. doi:10.3389/fmicb.2023.1128497.
14. Borka Balas R, Meliț LE, Mărginean CO (2023) Current worldwide trends in pediatric helicobacter pylori antimicrobial resistance. Children 10(2): 403.
15. Boyanova L, Hadzhiyski P, Gergova R, Markovska R (2023) Evolution of Helicobacter pylori Resistance to Antibiotics: A topic of increasing concern. Antibiotics 12(2):332.