Thực trạng trang thiết bị, kiến thức, thực hành sử dụng công nghệ thông tin của nhân viên y tế trong tổ chức cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp ở 6 bệnh viện khu vực phía Bắc năm 2022

  • Lê Vương Quý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Công nghệ thông tin, trang thiết bị, kiến thức, thực hành, nhân viên y tế, cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng trang thiết bị công nghệ thông tin, kiến thức, thực thực hành sử dụng công nghệ thông tin của nhân viên y tế trong tổ chức cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp ở 6 bệnh viện khu vực phía Bắc năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 159 nhân viên y tế sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp. Số liệu được thu thập dựa trên bộ câu hỏi có cấu trúc được thiết kế sẵn và bảng kiểm quan sát nhân viên y tế. Kết quả: Trang thiết bị tại 6 bệnh viện là khá tốt, đảm bảo được hoạt động sử dụng công nghệ thông tin cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp. Tỷ lệ máy chủ hỏng cần được thay thế chiếm 10,35%; máy trạm cần được thay thế chiếm 3,41%; tỷ lệ máy in cần được thay thế chiếm 8,34%. Kiến thức của nhân viên y tế về sử dụng công nghệ thông tin trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp còn nhiều hạn chế, đặc biệt là điều dưỡng. Điểm trung bình kiến thức thấp (2,6 ± 0,5 điểm). Thực hành của nhân viên y tế sử dụng công nghệ thông tin trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp còn nhiều hạn chế, đặc biệt là điều dưỡng. Điểm trung bình trong thực hành là 2,7 ± 0,5. Cần thiết tổ chức các lớp tập huấn và giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên y tế về sử dụng công nghệ thông tin trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp ở 6 bệnh viện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hoàng Khánh (2024) Dịch tễ học tai biến mạch máu não. Thần kinh học lâm sàng. Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ Y tế (2017) Thông tư 54/2017/TT-BYT: Ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Bộ Y tế (2016) Thông tư số 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Meigs SL, Solomon M (2016) Electronic health record use a bitter pill for many physicians. Perspect Health Inf Manag 13:1.
5. Kirkwood J, Jarris PE (2012) Aligning health informatics across the public health enterprise. J Public Health Manag Pract 18(3): 288-290. doi:10.1097/PHH.0b013e31824eb919
6. Marsolo K (2013) In Search of a data-in-once, electronic health record-linked, multicenter registry -how far we have come and how far we still have to go. eGEMs 1(1).
7. Smith PF, Hadler JL, Stanbury M et al (2013) Blueprint version 2.0": Updating public health surveillance for the 21st century. J Public Health Manag Pract. 19(3): 231-239. doi:10.1097/PHH.0b013e318262906e.
8. Nguyễn Thị Minh Hiếu, Mai Xuân Thu, Khương Anh Tuấn (2024) Thực trạng chuẩn bị các điều kiện và đầu tư nguồn lực triển khai khám, chữa bệnh từ xa tại Việt Nam. Tạp chí Y học Cộng đồng, 65(1).
9. Nguyễn Đức Luyện, Hoàng Văn Minh (2017) Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2017. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, Tập 01, Số 02-2017, tr. 112-120.
10. Bộ Y tế (2021) Quyết định 5969/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của bộ y tế giai đoạn 2021-2025.
11. Đinh Thái Sơn, Nguyễn Anh Dũng, Vũ Việt Hà và cộng sự (2023) Đánh giá kết quả áp dụng mô hình hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh nhân hồi sức cấp cứu giữa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá. Tạp chí Nghiên cứu Y học 170(9):261-269. doi:10.52852/tcncyh.v170i9.1973.
12. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2020) Chuyển đổi số y tế trong xây dựng thành phố thông minh. Báo cáo Hội nghị chuyển đổi số Y tế quốc gia 2020, Hà Nội, tháng 12/2020.
13. Sadoughi F, Hemmat M, Valinejadi A et al (2017) Assessment of health information technology knowledge, attitude, and practice among healthcare activists in Tehran Hospitals. IJCSNS 171.
14. Yaghobian S, Ohannessian R, Iampetro T et al (2022) Knowledge, attitudes and practices of telemedicine education and training of French medical students and residents. J Telemed Telecare 28(4):248-257. doi:10.1177/1357633X20926829.
15. Gan Q (2015) Is the adoption of electronic health record system “contagious”? Health Policy Technology 4(2):107-112.
16. Bộ Y tế (2019) Quyết định 4888/QĐ-BYT: Phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019 -2025.