Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân u tủy thượng thận
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân u tủy thượng thận (pheochromocytoma). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 43 bệnh nhân u tủy thượng thận được chẩn đoán bằng mô bệnh học sau mổ tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2012. Kết quả và kết luận: Triệu chứng hay gặp nhất là tăng huyết áp thường xuyên (69,8%), tăng huyết áp thường xuyên có kèm cơn kịch phát (27,9%) với tính chất đột ngột, sau gắng sức hoặc kích thích sờ nắn vào vùng hố thận. Đau đầu (30,2%), nhịp tim nhanh (34,9%), vã mồ hôi (23,2%), tam chứng Menard (14%). Các triệu chứng khác ít đặc hiệu hơn: Run tay chân (18,6%), mệt mỏi suy nhược (11,6%), khó thở (11,6%), đau bụng, lưng (18,6%), giảm thị lực (2,3%), gầy sút cân (4,7%). Cận lâm sàng, xét nghiệm catecholamin máu tăng (86,1%), catecholamin nước tiểu 24 giờ tăng (57,1%), có sự không tương xứng giữa catecholamin máu và nước tiểu 24 giờ. Siêu âm: Độ chính xác là 95,1%, cắt lớp vi tính: Độ chính xác 97,4%.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Đỗ Ngọc Giao (1999) Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán bệnh u tuyến thượng thận. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Nghiêm Luật (2010) Các catecholamin trong máu và nước tiểu. Medlatec.vn, http://medlatec.vn/chi-tiet/xet-nghiem/cac-catecholamin-trong-mau-va-nuoc-tieu-58-175.aspx.
4. Nguyễn Đình Minh (2003) Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u tuyến thượng thận. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Tiến (2007) Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật nội soi các u tuyến thượng thận lành tính tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 1998 – 2005. Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2004) Nội tiết học đại cương. Nhà Xuất bản Y học, tr. 213-270.
7. Lenders JW, Keiser HR, Goldstein DS et al (1995) Plasma metanephrines in the diagnosis of pheochromocytoma. Annals of internal medicine 123(2): 101-109.
8. Milas M, Stephen A, Berber E et al (2005) Ultrasonography for the endocrine surgeon: A valuable clinical tool that enhances diagnostic and therapeutic outcomes. Surgery 138(6): 1193-1201.
9. Proye C (1998) Modern aspects of management of pheochromocytoma and abdominopelvic paraganglioma. Annales de chirurgie 52(7): 643-656.
10. Solorzano CC, Lew JI, Wilhelm SM et al (2007) Outcomes of pheochromocytoma management in the laparoscopic era. Annals of surgical oncology 14(10): 3004-3010