Phân tích thực trạng sử dụng hoá trị liệu trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện K

  • Trần Thị Thu Trang Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Phương Nga Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Hoàng Thị Minh Thu Bệnh viện K
  • Vũ Đình Tiến Bệnh viện K
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Tứ Sơn Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Đàm Nguyễn Khôi Nguyên Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Hoá trị liệu, hoá chất, ung thư vú

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích lựa chọn, liều dùng và cách dùng hoá trị liệu trên bệnh nhân (BN) ung thư vú (UTV). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, thu dữ liệu dựa trên bệnh án của các BN ung thư vú đang điều trị hóa chất nội trú tại khoa Nội 5, Nội 6, Bệnh viện K từ 01/01/2024 đến 31/3/2024.
Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 220 BN với tuổi trung bình là 51,0 ± 10,6 tuổi, chủ yếu ở giai đoạn II, III (73,2%) và có HR+ /HER2- (67,7%). 62,8% BN được chỉ định hoá chất bổ trợ. Phác đồ hoá trị liệu được lựa chọn nhiều nhất là phác đồ chứa taxan kết hợp anthracyclin (61,8%) hoặc taxan không kết hợp anthracyclin (34,1%). Tỷ lệ lượt dùng hoá chất với mức liều 90% liều chuẩn theo khuyến cáo ở nhóm tân bổ trợ/bổ trợ và di căn/tái phát lần lượt là 87,4% và 39,3%. Các hóa chất được sử dụng không phù hợp về đường dùng chiếm 25,9%, ghi nhận đối với doxorubicin và epirubicin. 100% lượt sử dụng hóa chất đều pha trong dung môi và thể tích dung môi phù hợp với khuyến cáo. Kết luận: Phác đồ chứa taxan phối hợp hoặc không phối hợp anthracyclin vẫn là phác đồ hóa chất phổ biến điều trị UTV, với đa số BN được dùng ở mức liều khuyến cáo. Nhóm đa ngành cần tiếp tục phối hợp để giải quyết một số vấn đề chưa hợp lý để tối ưu hóa hiệu quả điều trị và an toàn cho BN.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. International Agency for Research on Cancer. Globocan 2022: World 2022;
2. Network National Comprehensive Cancer. Breast cancer v2.2024.
3. Bộ Y Tế (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư vú. Quyết định số 3128/QĐ_BYT ngày 17 tháng 07 năm 2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn.
4. National Cancer Control Programme. Breast SACT Regimens. Accessed July 10, 2024. https://www.hse.ie/eng/services/list/5/cancer/profinfo/chemoprotocols/breast/".
5. New South Wale Goverment eviQ. Accessed July 10, 2024. https://www.eviq.org.au/.
6. American Society Cancer. Breast Cancer Facts & Figures. Accessed July 10, 2024. https://www.cancer.org/research/cancer-facts-statistics/breast-cancer-facts-figures.html.
7. Trần Thị Thu Phương (2022) Phân tích chi phí liên quan đến điều trị ung thư vú HER2 dương tính tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội. Đại học Dược Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Huê (2019) Phân tích tình hình sử dụng phác đồ hóa trị trên bệnh nhân ung thư vú điều trị tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa. Đại học Dược Hà Nội.
9. de Ruijter TC, Veeck J, de Hoon JP, van Engeland M, Tjan-Heijnen VC (2011) Characteristics of triple-negative breast cancer. J Cancer Res Clin Oncol 137(2):183-192. doi:10.1007/s00432-010-0957-x.
10. Loibl S, Gianni L (2017) HER2-positive breast cancer. The Lancet 387(10087): 2415-2429.
11. Lyman GH (2009) Impact of chemotherapy dose intensity on cancer patient outcomes. J Natl Compr Canc Netw 7(1): 99-108. doi:10.6004/jnccn.2009.0009.
12. Limited Datapharm Communications. electronic medicines compendium. Accessed July 10, 2024. https://www.medicines.org.uk/emc.
13. Ghiami H, Omidkhoda N, Seddigh-Shamsi M, Rahimi H, Arasteh O (2024) Comparison of bolus administration and short-term infusion versus long-term infusion of doxorubicin in terms of cardiotoxicity and efficacy. Naunyn Schmiedebergs Arch Pharmacol 397(6): 3771-3780. doi:10.1007/s00210-023-02886-8.