Khảo sát các vấn đề liên quan đến sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện II Lâm Đồng

  • Nguyễn Hương Thảo Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Nguyệt Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Lê Khắc Đạo Bệnh viện II Lâm Đồng

Main Article Content

Keywords

Các vấn đề liên quan đến thuốc, kháng sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc (Drug Related Problem - DRP), mức độ ảnh hưởng và các yếu tố liên quan đến DRP trong sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện II Lâm Đồng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân được điều trị với kháng sinh tại Khoa Nội tổng hợp, trong khoảng thời gian từ 01/01/2019 - 30/6/2019. DRP liên quan đến kháng sinh được xác định và phân loại dựa theo hướng dẫn của mạng lưới chăm sóc dược châu Âu (2019). Sau đó, các DRP được đánh giá về mức độ ảnh hưởng trên lâm sàng bởi hội đồng chuyên gia theo thang điểm của Dean & Barber. Các yếu tố liên quan đến DRP được xác định bằng mô hình hồi quy logistic đa biến. Kết quả: Có 335 bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu. Đa phần bệnh nhân là người cao tuổi (tuổi trung bình là 69,3 ± 14,6), tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ (57,9% so với 42,1%) và chủ yếu được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường hô hấp (62,4%). Penicillin và fluoroquinolon là hai nhóm kháng sinh được chỉ định nhiều nhất. Khoảng 60% hồ sơ bệnh án có ít nhất 1 DRP, trong đó chủ yếu là DRP về liều dùng kháng sinh. Đa số các DRP được đánh giá ảnh hưởng trên lâm sàng ở mức trung bình. Bệnh nhân nam hoặc có độ thanh thải creatinin >50mL/phút ít có nguy cơ gặp phải DRP, ngược lại bệnh nhân được chỉ định từ 3 loại kháng sinh trở lên có nguy cơ gặp phải DRP cao hơn. Kết luận: DRP kháng sinh chiếm tỉ lệ khá cao và chủ yếu là liều kháng sinh chưa phù hợp. Cần chú ý hiệu chỉnh liều theo chức năng thận cho từng loại kháng sinh, đặc biệt trên bệnh nhân có độ thanh thải creatinin ≤50mL/phút, để có thể tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

and predictors among patients admitted to medical wards of Dilla University Referral Hospital, South Ethiopia: A Case of Antimicrobials. Infection and Drug Resistance 13: 1743-1750.
2. Dean BS, Barber ND (1999) A validated, reliable method of scoring the severity of medication errors. American Journal of Health-System Pharmacy 56(1): 57-62.
3. Europe Pharmaceutical Care Network (2019) PCNE Classification for Drug-Related Problems V9.00.
4. Hale CM, Steele JM, Seabury RW, Miller CD (2017) Characterization of drug-related problems occurring in patients receiving outpatient antimicrobial therapy. Journal of pharmacy practice 30(6): 600-605.
5. Iftikhar S, Sarwar MR, Saqib A, Sarfraz M (2018) Causality and preventability assessment of adverse drug reactions and adverse drug events of antibiotics among hospitalized patients: A multicenter, cross-sectional study in Lahore, Pakistan. PloS one 13(6): 0199456.
6. Peterson C, Gustafsson M (2017) Characterisation of drug-related problems and associated factors at a clinical pharmacist service-naive Hospital in Northern Sweden. Drugs-real world outcomes 4(2): 97-107.
7. Antibiotic Prescribing and Use in Hospitals and Long-term Care, JAC-Antimicrobial Resistance 1(2), 2019, lz004, https://doi.org/10.1093/jacamr/dlz004.
8. Cockcroft DW & Gault H (1976) Prediction of creatinine clearance from serum creatinine. Nephron 16: 31-41.
9. Yadesa TM, Gudina EK, Angamo MT (2015) Antimicrobial use-related problems and predictors among hospitalized medical in-patients in Southwest Ethiopia: Prospective observational study. PloS one 10(12): 0138385.
10. Zhu JXG, Nash DM, McArthur E, Farag A, Garg AX, Jain AK (2019) Nephrology comanagement and the quality of antibiotic prescribing in primary care for patients with chronic kidney disease: S retrospective cross-sectional study. Nephrology Dialysis Transplantation 34(4): 642-649.