Khảo sát mức độ hiểu biết và tuân thủ điều trị thuốc ức chế miễn dịch ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Dương Kiều Oanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Song Thu Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Vũ Dương Anh Minh Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Ngô Thị Xuân Thu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Mỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Vũ Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Trương Quý Kiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lê Bá Hải Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Kiến thức, tuân thủ điều trị, ghép thận, thuốc ức chế miễn dịch

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mức độ hiểu biết (kiến thức) và tuân thủ điều trị thuốc ức chế miễn dịch (ƯCMD), đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng tác động trên quần thể bệnh nhân (BN) ghép thận, theo dõi ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TƯQĐ 108). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp phỏng vấn toàn bộ 94 BN ghép thận. Điểm kiến thức sử dụng thuốc ƯCMD của BN được đánh giá bằng bộ câu hỏi của Bertrams. Mức độ tuân thủ của sử dụng thuốc ƯCMD được đánh giá bằng bộ câu hỏi BAASIS. Kỹ thuật phân loại Boosting được áp dụng để phát hiện và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tới điểm kiến thức. Mô hình BMA (Bayesian Model Averaging) được sử dụng để xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng dự đoán đến mức độ tuân thủ của BN. Kết quả: Điểm kiến thức trung bình của BN là 6,0 ± 1,2 điểm. Điểm kiến thức có liên quan với biến cố nhiễm virus BK (BKV) ở mức 26,16%, tiếp theo là nguồn thông tin từ Internet và tờ thông tin sản phẩm, lần lượt 19,73% và 18,59%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị của BN đạt 76,6%. BN sau ghép thận ≥ 2 năm và điểm kiến thức < 6 điểm, có mức tuân thủ kém hơn; p=0,011 và p=0,046 lần lượt. Kết luận: Đa phần các BN có điểm mức độ hiểu biết cao và tuân thủ điều trị. BN đã ghép thận ngoài 2 năm và điểm kiến thức dưới 6 có mức độ tuân thủ kém hơn.  

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hsiao CY, Ho MC, Ho CM, Wu YM, Lee PH, Hu RH (2021) Long-term tacrolimus blood trough level and patient survival in adult liver transplantation. J Pers Med 11(2). doi:10.3390/jpm11020090.
2. Nguyễn Hoàng Anh, Đàm Mai Hương, Vũ Đình Hoà, Nguyễn Quang Nghĩa, Trần Mạnh Tuấn (2015) Khảo sát liều dùng và nồng độ tacrolimus ở bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Tạp chí Dược học 55 (5), tr. 2-6.
3. Ganjali R, Ghorban Sabbagh M, Nazemiyan F et al (2019) Factors Associated With Adherence To Immunosuppressive Therapy And Barriers In Asian Kidney Transplant Recipients. Immunotargets Ther 8:53-62. doi:10.2147/itt.S212760.
4. Nevins TE, Robiner WN, Thomas W (2014) Predictive patterns of early medication adherence in renal transplantation. Transplantation 98(8): 878-884. doi:10.1097/tp.0000000000000148.
5. Bertram A, Pabst S, Zimmermann T, Schiffer M, de Zwaan M (2016) How can you be adherent if you don't know how? Transpl Int 29(7): 830-832. doi:10.1111/tri.12784.
6. Đàm Thị Thu Hằng (2023) Đánh giá kiến thức và tuân thủ điều trị thuốc ức chế miễn dịch trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai. Trường Đại học Dược Hà Nội; 2023.
7. Nursing Sience - Faculty of Medicine - University of Basel. BAASIS the basel assesment of adherence to immunoSuppresive medications Scale. https://baasis.nursing.unibas.ch/.
8. Lieb M, Hepp T, Schiffer M, Opgenoorth M, Erim Y (2020) Accuracy and concordance of measurement methods to assess non-adherence after renal transplantation - a prospective study. BMC Nephrol. 21(1): 114. doi:10.1186/s12882-020-01781-1.
9. James G, Witten D, Hastie T, Tibshirani R (2014) An introduction to statistical learning with applications in R.
10. Lennerling A, Forsberg A (2012) Self-reported non-adherence and beliefs about medication in a Swedish kidney transplant population. Open Nurs J 6: 41-46. doi:10.2174/1874434601206010041.
11. Chen T, Wang Y, Tian D et al (2022) Follow-up factors contribute to immunosuppressant adherence in kidney transplant recipients. Patient Prefer Adherence. 16: 2811-2819. doi: 10.2147/ppa.S383243.
12. Phạm Quốc Toản (2024) Nghiên cứu sự không tuân thủ điều trị thuốc ức chế miễn dịch ở bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y Dược học Quân sự.
13. Belaiche S, Décaudin B, Dharancy S, Noel C, Odou P, Hazzan M (2017) Factors relevant to medication non-adherence in kidney transplant: A systematic review. Int J Clin Pharm 39(3): 582-593. doi:10.1007/s11096-017-0436-4.
14. Weng FL, Chandwani S, Kurtyka KM, Zacker C, Chisholm-Burns MA, Demissie K (2013) Prevalence and correlates of medication non-adherence among kidney transplant recipients more than 6 months post-transplant: A cross-sectional study. BMC Nephrol 14: 261. doi:10.1186/1471-2369-14-261