Nghiên cứu sự biến đổi của độ phân bố hồng cầu và giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn

  • Vũ Anh Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Lan Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Quốc Việt Bệnh viện Quân y 175
  • Phạm Thái Dũng Bệnh viện Quân y 103
  • Bùi Văn Mạnh Bệnh viện Quân y 103
  • Hoàng Tiến Tuyên
  • Nguyễn Trung Kiên Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

RDW máu, tiên lượng tử vong sốc nhiễm khuẩn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh sự biến đổi của độ phân bố hồng cầu (RDW) và giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả theo dõi dọc 97 bệnh nhân tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024. Bệnh nhân ≥ 18 tuổi, chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn của SCCM/ESICM 2016. Đo lường chỉ số RDW tại thời điểm chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, ngày thứ 1, 3, 5, 7 sau khi chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn. Đánh giá sự biến đổi của chỉ số RDW và giá trị tiên lượng tử vong so với thang điểm SOFA và APACHE II ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Kết quả: Chỉ số RDW trung bình ở nhóm bệnh nhân tử vong cao hơn so với nhóm bệnh nhân sống sót (p<0,01). Chỉ số RDW tại thời điểm T7 (AUC = 0,9, p<0,001) với điểm cắt 17% có giá trị cao hơn hai thang điểm SOFA và APACHE II trong dự đoán tử vong với độ nhạy là 80% và độ đặc hiệu là 89,5%. RDW ở nhóm bệnh nhân tử vong cao hơn so với nhóm bệnh nhân sống sót trong các thời điểm từ T0 đến T7 (p<0,01). Ở nhóm bệnh nhân tử vong chỉ số này tăng lên rõ rệt tại thời điểm T5 (16,8%) và thời điểm T7 (18,7%); Ở nhóm bệnh nhân sống sót chỉ số RDW biến đổi ít tại các thời điểm nghiên cứu với giá trị trung bình dao động từ 14,4 ± 1,4% đến 15,1 ± 1,78% (p<0,05). Kết luận: Chỉ số RDW tại các thời điểm nghiên cứu với điểm cắt 14,9-17% cũng như biến thiên tăng dần của chỉ số này có giá trị tốt để tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn so sánh với thang điểm SOFA và APACHE II (p<0,05).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hammond NE, Kumar A, Kaur P, Tirupakuzhi Vijayaraghavan BK, Ghosh A, Grattan S, Jha V, Mathai D, Venkatesh B; Sepsis in India Prevalence Study (SIPS) Investigator Network (2022) Estimates of sepsis prevalence and outcomes in adult patients in the ICU in India: A cross-sectional study. Chest 161(6):1543-1554. doi: 10.1016/j.chest.2021.12.673.
2. Kopczynska M, Sharif B, Cleaver S et al (2018) Red-flag sepsis and SOFA identifies different patient population at risk of sepsis-related deaths on the general ward. Medicine (Baltimore) 97(49): 13238.
3. Rhodes A, Evans LE, Alhazzani W et al (2017) Surviving sepsis campaign: International guidelines for management of sepsis and septic shock: 2016. Crit Care Med 45: 486-552.
4. Do SN, Dao CX, Nguyen TA et al (2023) Sequential Organ Failure Assessment (SOFA) Score for predicting mortality in patients with sepsis in Vietnamese intensive care units: A multicentre, cross-sectional study. BMJ Open 13(3): p064870.
5. Sadaka F, EthmaneAbouElMaali C, Cytron MA et al (2017) Predicting mortality of patients with sepsis: A comparison of APACHE II and APACHE III scoring systems. J Clin Med Res 9(11): 907-910.
6. Meka M, Raveesha A, Kalyani R (2022) Prognostic importance of red cell distribution width, mean platelet volume and neutrophil lymphocyte ratio among sepsis patients at a tertiary setting in Kolar, South India. J Clin of DiagnRes 16(4): EC23EC27. https://www.doi.org/10.7860/JCDR/2022/52240/16203.
7. Pavan MR, Hande MH, Jeganathan J, Shetty M & Chakrapani M (2021) Role of red cell distribution width and neutrophil: Lymphocyte ratio in adults with sepsis. International Journal of Current Research and Review 13(3), 53. https://doi.org/10.31782/IJCRR.2021.13317.
8. Deniz M, Ozgun P, and Ozdemir E (2022) Relationships between RDW, NLR, CAR, and APACHE II scores in the context of predicting the prognosis and mortality in ICU patients. Eur Rev Med Pharmacol Sci 26(12): 4258-4267.
9. Cao C, Yu M, and Chai Y (2019) Pathological alteration and therapeutic implications of sepsis-induced immune cell apoptosis. Cell Death & Disease 10(10): 782.
10. Moreno-Torres V, Royuela A, Múñez-Rubio E et al (2022) Red blood cell distribution width as prognostic factor in sepsis: A new use for a classical parameter. Journal of Critical Care 71: 154069.
11. Fawzy M, Gawesh M, Abdelsamie S et al (2023) Evaluation of Dynamic variation in red cell distribution width as a septic marker in comparison with procalcitonin levels and clinical scores in patients with sepsis or septic shock: a prospective observational study. Open Access Macedonian Journal of Medical Sciences 11(B): 38-45.
12. Seymour CW, Liu VX, Iwashyna TJ et al (2016) Assessment of clinical criteria for sepsis: For the third international consensus definitions for sepsis and septic shock (Sepsis-3). Jama 315(8): 762-774.