Đánh giá kết quả cắt polyp đại trực tràng kích thước ≥ 2cm có cuống với dụng cụ hỗ trợ cầm máu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Lê Thị Ánh Tuyết Bệnh viện TWQĐ 108
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện TWQĐ 108
  • Trịnh Xuân Hùng Bệnh viện TWQĐ 108
  • Trần Thị Ánh Tuyết Bệnh viện TWQĐ 108
  • Đoàn Mai Loan Bệnh viện TWQĐ 108

Main Article Content

Keywords

Polyp đại trực tràng ≥ 2cm có cuống, dụng cụ hỗ trợ cầm máu

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả và tính an toàn của cắt polyp đại trực tràng kích thước ≥ 2cm có cuống với dụng cụ hỗ trợ cầm máu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu gồm 75 bệnh nhân có polyp đại trực tràng, phát hiện 84 polyp kích thước ≥ 2cm có cuống. Những polyp này được thắt chân polyp bằng Endoloop và được cắt bằng thòng lọng điện qua nội soi ống mềm tại Khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 4/2023-10/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 60 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 2,4/1. Ở 75 bệnh nhân, phát hiện được 181 polyp, trong đó có 84 polyp ≥ 2cm. Kết quả cắt polyp, lồng được Endoloop vào cuống polyp và cắt được polyp trên 84/84 polyp (đạt 100%). Biến chứng sau cắt polyp: 2 vị trí cắt chảy máu thứ phát (2,4%) do thắt chân polyp không chặt, được cầm máu bổ sung bằng clip. Thời gian nằm viện < 24 giờ sau cắt polyp có 53 (70,67%) bệnh nhân. Kết luận: Endoloop là thiết bị hỗ trợ cầm máu polyp khi cắt cần thiết đối với polyp kích thước ≥ 2cm có cuống. Tuy nhiên, cần có sự giám sát chặt chẽ và nâng cao thực hành kỹ thuật đối với điều dưỡng phụ soi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phan Bình Nguyên (2021) Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng. Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Trần Quốc Đệ, Đào Việt Hằng và Vũ Văn Khiên (2023) Hình ảnh nội soi, mô bệnh học, và kết quả cắt polyp đại trực tràng có cuống, kích thước trên 2cm bằng Endoloop. Tạp chí Y học Việt Nam 10, tr. 19-22.
3. Vũ Văn Khiên, Trịnh Tuấn Dũng, Nguyễn Khắc Tấn (2016) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và hiệu quả cắt polyp đại trực tràng kích thước trên 2cm qua nội soi. Tạp chí Y học Việt Nam, 3, tr. 158-163.
4. Katsinelos P, Kountouras J, Paroutoglou G et al (2006) Endoloop-assisted polypectomy for large pedunculated colorectal polyps. Surgical Endoscopy And Other Interventional Techniques 20: 1257-1261. DOI: 10.1007/s00464-005-0713-5.
5. Sung H, Ferlay J, Siegel RL et al (2021) Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 2021; 71: 209-249. 2021/02/05. DOI: 10.3322/caac.21660.
6. Shussman N and Wexner SD (2014) Colorectal polyps and polyposis syndromes. Gastroenterol Rep (Oxf) 2: 1-15. DOI: 10.1093/gastro/got041.
7. Zauber AG, Winawer SJ, O'Brien MJ et al (2012) Colonoscopic polypectomy and long-term prevention of colorectal-cancer deaths. N Engl J Med 366: 687-696. DOI: 10.1056/NEJMoa1100370.
8. Xu JH, Gao P, Zhou M et al (2022) Clip-assisted endoloop ligation of the mucosal defect after resection of colorectal polyps decreased postprocedural delayed bleeding. Therap Adv Gastroenterol 15: 17562848221131132. DOI: 10.1177/17562848221131132.