Kết quả áp dụng quy trình hồi sức người chết não hiến tạng tiềm năng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Ngô Đình Trung Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Thanh Bình Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Tài Thu Bệnh viện TWQĐ 108
  • Hồ Nam Bệnh viện TWQĐ 108
  • Đào Trọng Chính Bệnh viện TWQĐ 108
  • Phạm Hoàn Mỹ Đại học VinUniversity, Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Chết não hiến tạng tiềm năng, quy trình hồi sức chết não hiến tạng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả áp dụng quy trình hồi sức người chết não hiến tạng tiềm năng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 30 trường hợp chết não được hồi sức hiến tạng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tuổi trung bình 32,91 tuổi, phần lớn trong độ tuổi lao động, 90% là nam, do tai nạn giao thông. 100% trường hợp có chức năng tim bảo tồn, không biến đổi cấu trúc, 77,2% trường hợp cần duy trì vận mạch (noradrenaline). 80% duy trì PaO2 > 90mmHg, 2/30 (6,67%) ưu thán được điều chỉnh ổn từ ngày thứ 2. Chức năng gan thận được duy trì trong giới hạn bình thường, lượng nước tiểu có xu hướng tăng, 9/21 (42,9%) tăng > 1,5ml/giờ vào ngày thứ 3, gợi ý tình trạng đái tháo nhạt cần điều chỉnh. Chức năng tụy (đường huyết) được duy trì 9,24-10,37mmol/L, men tuỵ trong giới hạn bình thường. Tỉ lệ tạng đạt tiêu chuẩn hiến: Thận 53,3%, gan 36,7%, tim 46,7% và phổi 13,3%. Có 2 trường hợp hiến tạng, số tạng được hiến bao gồm 2 tim, 4 phổi, 4 thận, 2 gan. Kết luận: Quy trình hồi sức bệnh nhân chết não hiến đa tạng tiềm năng khả thi, an toàn, tạo thêm nguồn tạng ghép đạt tiêu chuẩn cho các bệnh nhân suy tạng giai đoạn cuối.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Angel LF, Levine DJ, Restrepo MI, Johnson S, Sako E, Carpenter A, Calhoon J, Cornell JE, Adams SG, Chisholm GB, Nespral J, Roberson A, Levine SM (2006) Impact of a lung transplantation donor-management protocol on lung donation and recipient outcomes. American journal of respiratory and critical care medicine 174(6): 710-716.
2. Copeland H, Hayanga JWA, Neyrinck A et al (2020) Donor heart and lung procurement: A consensus statement. J Heart Lung Transplant.
3. Kumar L (2016) Brain death and care of the organ donor. J Anaesthesiol Clin Pharmacol 32(2): 146-152. doi: 10.4103/0970-9185.168266.
4. Mascia L, Pasero D, Slutsky AS et al (2010) Effect of a lung protective strategy for organ donors on eligibility and availability of lungs for transplantation: A randomized controlled trial. JAMA 304(23): 2620-2627.
5. New South Wales (NSW) Goverment - Office of the Chief Health Officer Ministry of Health (2016) Management of the adult brain dead potential organ and tissue donor. Guideline.
6. Reyes KG, Mason DP, Thuita L, Nowicki ER, Murthy SC, Pettersson GB, Blackstone EH (2010) Guidelines for donor lung selection: Time for revision?. The Annals of thoracic surgery 89(6): 1756-1765.
7. Salim A, Martin M, Brown C, Rhee P, Demetriades D, Belzberg H (2006) The effect of a protocol of aggressive donor management: Implications for the national organ donor shortage. Journal of Trauma and Acute Care Surgery 61(2):429-433.
8. Martin S (2016) Beating heart organ donation', in Andrew Webb, and others (eds), Oxford Textbook of Critical Care, 2 edn, Oxford Textbook (Oxford, 2016; online edn, Oxford Academic, 1 Apr. 2016).
9. Von Ziegler F, Helbig S, Kreissl N et al (2013) Norepinephrine versus dopamine pretreatment of potential heart donors - impact on long-term outcome. Ann Transplant.
10. Weiss J, Coslovsky M Keel I et al (2014) Organ donation in Switzerland-an analysis of factors associated with consent rate. PLoS One 9(9): 106845.