Khảo sát sự khác biệt huyết áp động mạch chủ trung tâm và huyết áp động mạch cánh tay ở người cao tuổi điều trị tại Khoa Nội cán bộ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát sự khác biệt huyết áp động mạch chủ trung tâm và huyết áp động mạch cánh tay ở người cao tuổi điều trị tại Khoa Nội cán bộ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, 120 bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa A1 từ tháng 6/2017 đến tháng 8/2017, so sánh huyết áp động mạch chủ trung tâm và huyết áp động mạch cánh tay bằng máy Centron cBP301 (Centron Diagnostis, Anh Quốc). Kết quả: 120 bệnh nhân trong nghiên cứu, tuổi trung bình 73 ± 7 tuổi, nam giới chiếm 100%, tỷ lệ tăng huyết áp là 50%. Huyết áp tâm thu động mạch cánh tay cao hơn so với huyết áp tâm thu động mạch chủ trung tâm ở cả nhóm tăng huyết áp và nhóm không tăng huyết áp (153 ± 17mmHg so với 140 ± 17mmHg và 120 ± 11mmHg so với 108 ± 12mmHg, p<0,05). Chênh lệch huyết áp tâm thu động mạch cánh tay - động mạch chủ trung tâm không có sự khác biệt giữa 2 nhóm tăng huyết áp và không tăng huyết áp (12 ± 6mmHg so với 12 ± 7mmHg). Sự khác biệt này tăng dần theo tuổi. Huyết áp tâm trương động mạch chủ trung tâm gần tương đương so với huyết áp tâm trương động mạch cánh tay ở cả 2 nhóm tăng huyết áp và không tăng huyết áp (87 ± 11mmHg so với 88 ± 11mmHg và 74 ± 8mmHg so với 75 ± 8mmHg. Chênh lệch huyết áp tâm thu động mạch cánh tay - động mạch chủ trung tâm có tương quan thuận với tuổi, chiều cao, và tương quan nghịch với nhịp tim. Kết luận: Huyết áp tâm thu động mạch cánh tay luôn cao hơn so với huyết áp tâm thu động mạch chủ trung tâm ở cả bệnh nhân có và không có tăng huyết áp. Chênh lệch huyết áp tâm thu động mạch cánh tay - động mạch chủ trung tâm không khác nhau giữa 2 nhóm có và không có tăng huyết áp. Sự chênh lệch này tương quan thuận với tuổi, chiều cao, và tương quan nghịch với tần số tim.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Mancia G, Fagard R, and Narkiewicz K (2013) The Task force for the management of arterial hypertension of the European Society of Hypertension (ESH) and of the European Society of Cardiology (ESC): 2013 ESH/ESC guidelines for the management of arterial hypertension. Journal of Hypertension 31(7): 1281-1357.
3. James PA, Oparil S, Carter BL et al (2014) 2014 evidence-based guideline for the management of high blood pressure in adults. JAMA 311(5): 507-520.
4. McEniery CM, Cockcroft JR, Roman MJ, Franklin SS, and Wilkinson IB (2014) Central blood pressure: Current evidence and clinical importance. European Heart Journal 35(26): 1719-1725.
5. Vlachopoulos C, Aznaouridis K, O'Rourke MF, Safar ME, Baou K, and Stefanadis C (2010) Prediction of cardiovascular events and all-cause mortality with central haemodynamics: A systematic review and meta-analysis. European Heart Journal 31(15): 1865-1871.
6. Williams B, Lacy PS, Thom SM, Cruickshank K, Stanton A, Collier D, Hughes AD, Thurston H, O'Rourke M; CAFE Investigators; Anglo-Scandinavian Cardiac Outcomes Trial Investigators; CAFE Steering Committee and Writing Committee (2006) Differential impact of blood pressure-lowering drugs on central aortic pressure and clinical outcomes: Principal results of the Conduit Artery Function Evaluation (CAFE) study. Circulation 113(9): 1213-1225.
7. Agnoletti D, Millasseau S, Topouchian J, Safar ME, Blacher J (2014) Comparison of central blood pressure devices on the basis of a modified protocol of the European Society of Hypertension: Application to the Centron cBP301. Blood Press Monit 19(2): 103-108.