Nhiễm khuẩn bệnh viện và đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân pemphigus điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn và tình trạng đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân Pemphigus. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu trên 254 bệnh nhân pemphigus nhập Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/1/2015 đến ngày 31/12/2017. Số liệu dịch tễ, lâm sàng, nhiễm khuẩn bệnh viện theo CDC 1996, vi khuẩn được phân lập, kháng sinh đồ... của bệnh nhân thu thập từ bệnh án. Kết quả: Qua các năm bệnh nhân nữ chiếm đa số, hơn 3/4 bệnh nhân sống ở tỉnh và pemphigus vulgaris chiếm đa số, 84,5%/2015, 82%/2016, 76,5%/2017. Hơn 98% bệnh nhân nhập viện có nhiễm khuẩn. Nhiễm S. aureus theo các năm (36,3%, 50% và 53,7%), tụ cầu vàng kháng methicillin (48,5%, 28,3%, 17,1%) và P. aeruginosa (27,3%, 17,4%, 29,3%) là những vi khuẩn thường gặp. Nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 26,2%/2015 xuống 13,6%/2017. Nhiễm khuẩn bệnh viện từ năm 2015 - 2017 chủ yếu nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin theo thứ tự thời gian (31,8%, 45,5% và 36,4%) và P. aeruginosa (68,1%, 81,8% và 45,5%). Nhiễm khuẩn bệnh viện chưa thấy có mối liên quan với tuổi, giới, thể bệnh và bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ tụ cầu vàng kháng methicillin kháng với penicilline, clindamycin, erythromycin, cefoxitin không đổi từ năm 2015 đến năm 2017. Kết luận: Bệnh nhân pemphigus khi nhập viện nhiễm khuẩn rất cao, thường nhiễm S. Aureus, tụ cầu vàng kháng methicillin và P. aeruginosa. Nhiễm khuẩn bệnh viện chủ yếu do nhiễm P. aeruginosa và tụ cầu vàng kháng methicillin, và khi dùng kháng sinh chú ý tình trạng đề kháng kháng sinh.
Từ khóa: Pemphigus, nhiễm khuẩn bệnh viện.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Trần thị Thanh Nga, Nguyễn Văn Khôi (2014) Tác nhân gây viêm phổi và khuynh hướng đề kháng kháng sinh từ 2010 - 2012 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y Học Thực Hành, số 904, tr. 41-46.
3. Butsayamas Numklun et al (2018) Prevalence and Factors Associated with Bacterial Infection in Hospitalized Patients with Pemphigus Vulgaris at the Institute of Dermatology from 2011 - 2015. Journal of the Department of Medical Services 43(2): 51-55.
4. Prost N, Ingen-Housz-Oro S et al (2010) Bacteremia in Stevens-Johnson syndrome and toxic epidermal necrolysis: epidemiology, risk factors, and predictive value of skin cultures. Medicine (Baltimore) 89(1): 28-36.
5. Nafiseh Esmaili et al (2013) Pemphigus vulgaris and infections: A retrospective study on 155 patients. Autoimmune Dis. 2013: 834295.
6. Zeinab Fagheei Aghmiyuni et al (2016) The Prevalence of S. aureus Skin and Soft Tissue Infections in Patients with Pemphigus. Autoimmune Dis. 2016: 7529078.