Tác dụng của giao thức kích hoạt kép đối với sự trưởng thành nang trứng cuối cùng đối với những người phản ứng bình thường trong chu kỳ IVF

  • Đoàn Thị Hằng Học viện Quân y
  • Trịnh Thế Sơn Học viện Quân y
  • Đỗ Ngọc Lan Học viện Quân y
  • Nguyễn Minh Phương Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Trưởng thành noãn kép, hCG, đáp ứng buồng trứng bình thường

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh kết quả số noãn thu được, số noãn trưởng thành và kết quả phôi giữa hai nhóm gây trưởng thành noãn bằng hCG (Human Chorionic Gonadotropin) đơn thuần và hCG kết hợp GnRH agonist (GnRHa) ở nhóm bệnh nhân đáp ứng buồng trứng bình thường. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 175 bệnh nhân đáp ứng buồng trứng mức độ vừa thực hiện các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, Học viện Quân y được chia làm hai nhóm. Kết quả: Số noãn trưởng thành (7,56 ± 4,01 và 6,23 ± 3,13, p=0,015), số noãn thụ tinh (5,44 ± 3,57 và 4,29 ± 2,74, p=0,018), số phôi ngày 3 (4,92 ± 2,98 và 3,89 ±  2,38, p=0,012), số phôi ngày 5 (3,38 ± 2,44 và 2,52 ± 1,95, p=0,011), số phôi ngày 5 tốt (1,48 ± 1,71 và 0,97 ± 1,41, p=0,030). Kết luận: Sử dụng phác đồ trưởng thành noãn kép làm tăng số lượng noãn trưởng thành, số noãn thụ tinh và số lượng phôi ngày 3, phôi ngày 5 cũng như phôi ngày 5 chất lượng tốt so với sử dụng hCG đơn thuần trên nhóm bệnh nhân đáp ứng buồng trứng bình thường.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Castillo JC, Humaidan P, Bernabéu R (2014) Pharmaceutical options for triggering of final oocyte maturation in ART. Biomed Res Int 580171.
2. Humaidan P, Bredkjaer HE, Bungum L (2005) GnRH agonist (buserelin) or hCG for ovulation induction in GnRH antagonist IVF/ICSI cycles: A prospective randomized study. Hum Reprod 20(5): 1213–1220.
3. Haahr T, Roque M, Esteves SC (2017) GnRH Agonist Trigger and LH Activity Luteal Phase Support versus hCG trigger and conventional luteal phase support in fresh embryo transfer IVF/ICSI Cycles-a systematic prisma review and meta-analysis. Front Endocrinol (Lausanne) 8: 116.
4. Shapiro BS, Daneshmand ST, Garner FC (2008) Gonadotropin-releasing hormone agonist combined with a reduced dose of human chorionic gonadotropin for final oocyte maturation in fresh autologous cycles of in vitro fertilization. Fertil Steril 90(1): 231-233.
5. Haas J, Bassil R, Samara N (2020) GnRH agonist and hCG (dual trigger) versus hCG trigger for final follicular maturation: A double-blinded, randomized controlled study. Hum Reprod 35(7): 1648-1654.
6. Namavar Jahromi B, Parsanezhad ME, Shomali Z (2018) Ovarian Hyperstimulation Syndrome: A Narrative Review of Its Pathophysiology, Risk Factors, Prevention, Classification, and Management. Iran J Med Sci 43(3): 248-260.
7. Breivik H, Borchgrevink PC, Allen SM (2008) Assessment of pain. Br J Anaesth 101(1): 17-24.
8. Lin MH, Wu FSY, Lee RKK (2013) Dual trigger with combination of gonadotropin-releasing hormone agonist and human chorionic gonadotropin significantly improves the live-birth rate for normal responders in GnRH-antagonist cycles. Fertil Steril 100(5): 1296-1302.
9. Albeitawi S, Marar EA, Reshoud FA (2022) Dual trigger with gonadotropin-releasing hormone agonist and human chorionic gonadotropin significantly improves oocyte yield in normal responders on GnRH-antagonist cycles. JBRA Assist Reprod 26(1): 28-32.
10. Kim CH, Ahn JW, You RM (2014) Combined administration of gonadotropin-releasing hormone agonist with human chorionic gonadotropin for final oocyte maturation in GnRH antagonist cycles for in vitro fertilization. J Reprod Med 59(1-2): 63-68.