Điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản qua nội soi sau phúc mạc: Đánh giá sau 3 tháng phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức

  • Nguyễn Đức Minh Bệnh viện Việt Đức
  • Vũ Nguyễn Khải Ca Bệnh viện Việt Đức
  • Hoàng Long Bệnh viện Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2012 đến năm 2017. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu trên 62 bệnh nhân được mổ nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản từ năm 2012 đến năm 2017. Người bệnh được đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh trước và sau phẫu thuật 3 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình 29,1 ± 11,1 tuổi. Nam giới chiếm đa số với tỷ lệ là 61,29%. Có 39 bệnh nhân (63%) phẫu thuật theo phương pháp cắt rời tạo hình, 23 bệnh nhân (37%) phẫu thuật theo các phương pháp không tạo hình. Thời gian mổ trung bình là 106,8 phút. Thời gian điều trị sau mổ trung bình 4,74 ngày. Sau 3 tháng: Đường kính trung bình trước - sau bể thận trên phim chụp CT đã giảm đáng kể (37,6mm trước phẫu thuật xuống 15,50mm). Tỷ lệ bệnh nhân có mức độ ứ nước ở mức 3 và 4 giảm (từ 54,84% xuống còn 3,23%). Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả điều trị tốt theo tiêu chuẩn chung là 88,71%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản có tỷ lệ thành công cao (88,71%), cho kết quả tương đương với mổ mở, nhưng rút ngắn được thời gian nằm viện và mang tính thẩm mỹ cao hơn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ngô Đại Hải (2014) Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối niệu quản - bể thận kiểu cắt rời. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Việt Hoa (2010) Đánh giá kết quả theo dõi xa tạo hình bể thận niệu quản theo phương pháp Anderson - Hynes. Luận văn Tiến sỹ, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
3. Phạm Ngọc Thạch (2012) Tạo hình khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ em có dùng thông JJ. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 16(1), tr. 211-215.
4. Bauer (1999) Laparoscopic versus open pyeloplasty: Assessment of objective and subjective outcome. J Urol 162(3): 692-695.
5. Janetschek (1996) Laparoscopic and retroperitoneoscopic repair of ureteropelvic junction obstruction. Urology 47(3): 311-316.
6. Koff S and Mutabagani K (2002) Anomalies of the kidney. In: Adult and Pediatric Urology, 4th ed, Philadelphia, Lippincott Williams and Wilkins.
7. Martina GR (2011) A single institute's experience in retroperitoneal laparoscopic dismembered pyeloplasty: Results with 86 consecutive patients. J Endourol 25(6): 999-1003.
8. Singh O (2010) Laparoscopic dismembered pyeloplasty for ureteropelvic junction obstruction: experience with 142 cases in a high-volume center. J Endourol 24(9): 1431-1434.
9. Zhang X (2006) Retrospective comparison of retroperitoneal laparoscopic versus open dismembered pyeloplasty for ureteropelvic junction obstruction. J Urol 176(3): 1077-1080.