Đánh giá hiệu quả tiêm nội nhãn bevacizumab điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường tại Bệnh viện Quân y 103

  • Nguyễn Đình Ngân

Main Article Content

Keywords

Phù hoàng điểm, đái tháo đường, bevacizumab

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả và độ an toàn tiêm nội nhãn bevacizumab điều trị phù hoàng điểm trên bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng. Tiến hành trên 54 mắt (35 bệnh nhân) có phù hoàng điểm do đái tháo đường nằm điều trị ngoại trú tại Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103. Tiến hành tiêm nội nhãn bevacizumab hàng tháng theo phác đồ PRN. Kết quả: Thị lực tăng rõ rệt từ tháng thứ 3 sau tiêm, sau 12 tháng thấy rằng thị lực cải thiện trung bình 10,45 ± 2,21 chữ. Độ dày vùng võng mạc trung tâm (trong đường kính 1mm) giảm tương đối rõ rệt sau 3 tháng, sau 12 tháng là 260,32 ± 54,05µm. Độ dày vùng võng mạc trung tâm (trong đường kính 6mm) giảm tương đối rõ rệt sau 3 tháng, sau 12 tháng giảm trung bình là 87,32 ± 34,1µm. Có tương quan thuận giữa độ giảm độ dày võng mạc trung tâm (1mm) và tăng thị lực tính theo số chữ, có ý nghĩa thống kê với p=0,02, r = 0,41. Các tai biến xảy ra gồm xuất huyết dưới kết mạc chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 4,6%, trợt biểu mô giác mạc chiếm 2,4%. Biến chứng sau tiêm chỉ có viêm màng bồ đào sau tiêm chiếm 0,3%. Không gặp biến chứng toàn thân do tiêm thuốc. Kết luận: Tiêm nội nhãn bevacizumab là phương pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường.


Từ khóa: Phù hoàng điểm, đái tháo đường, bevacizumab.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Nam (2016) Đánh giá hiệu quả phối hợp tiêm bevacizumab nội nhãn và quang đông toàn bộ võng mạc trong điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Luận văn Thạc sỹ y học chuyên ngành Nhãn khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Lee R, Wong TY, and C Sabanayagam (2015) Epidemiology of diabetic retinopathy, diabetic macular edema and related vision loss. Eye and vision 2(1): 17.
3. Das A, McGuire PG, and Rangasamy S (2015) Diabetic macular edema: Pathophysiology and novel therapeutic targets. Ophthalmology 122(7): 1375-1394.
4. Otani T, Yamaguchi Y, and Kishi S (2010) Correlation between visual acuity and foveal microstructural changes in diabetic macular edema. Retina 30(5): 774-780.
5. Mitchell P, Wong TY, and D.M.E.T.G.W. Group (2014) Management paradigms for diabetic macular edema. American journal of ophthalmology 157(3): 505-513.
6. Group AS and Group AES (2010) Effects of medical therapies on retinopathy progression in type 2 diabetes. New England Journal of Medicine 363(3): 233-244.
7. Wells JA et al (2015) Aflibercept, bevacizumab, or ranibizumab for diabetic macular edema. The New England journal of medicine 372(13): 1193-1203.
8. Chen E et al (20100 Burden of illness of diabetic macular edema: Literature review. Current medical research and opinion 26(7): 1587-1597.
9. Cai S and Bressler NM (2017) Aflibercept, bevacizumab or ranibizumab for diabetic macular oedema: Recent clinically relevant findings from DRCR. net Protocol T. Current opinion in ophthalmology 28(6): 636-643.