Khảo sát đặc điểm kê đơn thuốc cho người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm trong kê đơn thuốc của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri phương. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang 415 đơn thuốc ngoại trú lấy mẫu thuận tiện trong vòng hai tháng (từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2022). Kết quả: Trong 415 đơn được phân tích, có 35,2% là người bệnh ≥ 65 tuổi, chẩn đoán bệnh phổ biến nhất là rối loạn lipid máu (58,3%), tỷ lệ đơn thuốc tại khoa nội tổng hợp là nhiều nhất (32,8%). Có 5,5% người bệnh được chỉ định chụp X-quang, 5,1% được chỉ định xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, 5,8% có theo dõi xét nghiệm men gan. Số lượng thuốc mỗi toa trung bình là 4,2 ± 2,02. Nhóm thuốc được kê nhiều nhất là thuốc tim mạch (31,0%). Có 6,0% đơn có kê thuốc kháng sinh. Có 5,5% đơn có kê thuốc đường tiêm. Kê theo thuốc generic chiếm tới 92,3%. Thuốc thiết yếu chiếm 23,4%. Tương tác thuốc-thuốc chiếm 51,8% với mức độ nặng, trung bình, nhẹ lần lượt là 2,5%, 84,7% và 12,8%. Kết luận: Tỷ lệ chỉ định các cận lâm sàng còn thấp trong khi các chỉ số kê đơn ngoại trú là tốt so với hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, đặc biệt tỷ lệ kê đơn thuốc kháng sinh là rất thấp. Việc khảo sát kê đơn thuốc ngoại trú đã cung cấp thông tin hữu ích để định hướng các nghiên cứu chuyên sâu hơn về phân tích sử dụng thuốc cho người bệnh ngoại trú trong tương lai tại Bệnh viện.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế (2018) Thông tư số 19/2018/TT-BYT ngày 30/08/2018 ban hành danh mục thuốc thiết yếu. Hà Nội.
3. Lê Thị Thu (2015) Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Giang. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Linh (2022) Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện E năm 2021. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Dược học, Trường ĐH Y Dược -ĐH Quốc gia Hà Nội.
5. Summoro TS, Gidebo KD, Kanche ZZ, Woticha EW (2015) Evaluation of trends of drug-prescribing patterns based on WHO prescribing indicators at outpatient departments of four hospitals in southern Ethiopia. Drug Des Devel Ther 9: 4551-4557.
6. Assefa T, Abera B, Bacha T, Beedemariam G (2018) Prescription completeness and drug use pattern in the University Teaching Hospital, Addis Ababa, Ethiopia. J Basic Clin Pharma 9: 311-316.
7. Desalegn AA (2013) Assessment of drug use pattern using WHO prescribing indicators at Hawassa University Teaching and Referral Hospital, south Ethiopia: A cross-sectional study. BMC Health Serv Res 13: 170.
8. Mittal N, Mittal R, Singh I, Shafiq N, Malhotra S, (2014) Drug utilisation study in a tertiary care center: Recommendations for improving hospital drug dispensing policies. Indian J Pharm Sci 76(4): 308-314.
9. Rahman MM, Munia AT, Sikdar, Kmyk, Sarkar, M. R (2022) A cross-sectional study on current prescription trends and errors in outpatient department of a Bangladeshi secondary care district hospital. Perspect Clin Res 13(3): 161-167.
10. Shrestha R and Prajapati S (2019) Assessment of prescription pattern and prescription error in outpatient Department at Tertiary Care District Hospital, Central Nepal. J Pharm Policy Pract 12: 16.