Hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng bằng acitretine
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng bằng uống actretine. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng, 30 nam, 10 nữ, tuổi trung bình 59,23 ± 13,39 và PASI: 18,53 ± 3,83, mức độ vừa 26 bệnh nhân, mức độ nặng 14 bệnh nhân được điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 8 năm 2022. Liều dùng acitretine 25mg/ngày × 8 tuần. Đánh giá kết quả điều trị trên lâm sàng, tác dụng không mong muốn và sự hài lòng của người bệnh trước và sau điều trị. Kết quả: PASI giảm 78,58% (18,53 ± 3,83 giảm còn 3,97 ± 0,92). Trong đó, kết quả tốt 82,5%, khá 17,5%. Tác dụng không muốn: Khô môi 87,5%, khô mắt 30%, khô da 20% và triglyceride, HDL-C, LDL-C tăng có ý nghĩa thống kê, đều với p<0,001. Kết luận: Acitretine có hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Đặng Văn Em (2013) Bệnh vảy nến-Sinh bệnh học và chiến lược điều trị. Nhà xuất bản Y học, tr. 246.
3. Lynde CW, Poulin Y, Vender R, Bourcier M, Khalil S (2014) Interleukin 17A: Toward a new understanding of psoriasis pathogenesis. Journal of the American Academy of Dermatology 71(1): 141-150.
4. Redon A, Knut Scha'kel (2019) Psoriasis pathogenesis and treatment. Int. J. Mol. Sci 20(6): 1475.
5. Đỗ Tiến Bộ (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng uống vitamin A acid (Soriatane). Luận văn bác sĩ chuyên khoa 2, Đại học Y Hà Nội.
6. Ormerod A, Campalani E, Goodfield M (2010) British Association of Dermatologists guidelines on the efficacy and use of acitretin in dermatology. British Journal of Dermatology 162(5): 952-963.
7. Pai VV, Phadke D, Shukla P, Naik K (2019) Fixed tapering dosage of acitretin in patients with psoriasis: A short-term analysis of clinical efficacy and its effects on biochemical parameters. Indian journal of dermatology 64(3): 213.
8. Kragballe K, Jansen C, Geiger J et al (1989) A double-blind comparison of acitretin and etretinate in the treatment of severe psoriasis. Results of a Nordic multicentre study. Acta dermato-venereologica 69(1): 35-40.
9. Kircik L, Yaroshinksy A (2007) Efficacy and safety of low-dose acitretin for the treatment of moderate-to-severe plaque-type psoriasis. Paper presented at: Journal of investigative Dermatology 2007.