Đề kháng kháng sinh và điều trị nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus và enterococci tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/2021 đến tháng 3/2022

  • Hà Nguyễn Y Khuê Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Đặng Thị Hoa Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Lương Hồng Loan Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Đặng Nguyễn Đoan Trang Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Staphylococcus aureus, enterococci, đề kháng kháng sinh, kháng sinh kinh nghiệm

Tóm tắt

Mục tiêu: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus và enterococci ngày càng tăng cao và đặt ra nhiều thách thức trong việc lựa chọn kháng sinh phù hợp. Nghiên cứu này tiến hành nhằm khảo sát tình hình đề kháng và việc điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn Gram dương này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 304 bệnh nhân nhiễm khuẩn do ít nhất một trong các tác nhân S. aureus, E. faecalis E. faecium từ tháng 6/2021 đến tháng 3/2022 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: S. aureus kháng methicillin (MRSA) chiếm 76,3% trong tổng số S. aureus phân lập. 98,2% S. aureus và 13,5% E. faecalis kháng penicillin, chưa ghi nhận kháng vancomycin và linezolid. Tỷ lệ đề kháng của E. faecium với penicillin G, vancomycin, daptomycin và linezolid là 84,5%, 40,7%, 98,1% và 1,8%. Đa số các vi khuẩn có nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) vancomycin ≤ 1mg/L và MIC linezolid ≤ 2mg/L. Vancomycin là kháng sinh kinh nghiệm được sử dụng nhiều nhất (45,1%). Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm phổ biến nhất là phối hợp 2 kháng sinh (53,6%). Trong nhóm cần điều chỉnh kháng sinh kinh nghiệm, 58,8% trường hợp kháng sinh ban đầu có có phổ kháng khuẩn phù hợp với kết quả vi sinh. Kết luận: MRSA và E. faecium kháng vancomycin được phân lập với tỷ lệ cao. Cần điều chỉnh kháng sinh sau khi có kết quả cấy nhằm nâng cao tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), "Quyết định số 708/QĐ - BYT ngày 02/03/2015. Hướng dẫn sử dụng KS”.
2. Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (2021) Báo cáo về tình hình đề kháng KS của các chủng VK phân lập được tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Thanh Hiền và Nguyễn Như Hồ (2021) Khảo sát việc sử dụng KS trong điều trị nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus tại các khoa ICU Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh 25(4), tr. 123-129.
4. Nguyễn Thị Huỳnh, Hà Nguyễn Y Khuê, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2021) Khảo sát việc sử dụng KS trong điều trị nhiễm khuẩn da mô mềm tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. Tr. 128-134.
5. Đặng Nguyễn Đoan Trang (2019) Khảo sát và đánh giá hiệu quả theo dõi nồng độ vancomycin trong trị liệu tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố hồ chí minh. Nghiên cứu Dược và thông tin thuốc, tr. 30-37.
6. Trần Thị Thanh Nga (2013) Tác nhân gây nhiễm trùng tiểu và tình hình đề kháng KS tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 18(4).
7. Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI) (2020) M100 Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing, 31th Edition. Wayne, PA: CLSI.
8. Thai Son N, Thu Huong VT, Kim Lien VT et al (2020) Antimicrobial resistance profile and molecular characteristics of Staphylococcus aureus isolates from hospitalized adults in three regions of Vietnam. Jpn J Infect Dis 73(3): 193-200.