Đánh giá một số yếu tố liên quan đến rối loạn sự chú ý trên bệnh nhân động kinh vô căn ở người trưởng thành
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố liên quan đến rối loạn sự chú ý trên bệnh nhân động kinh vô căn ở người trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: 200 bệnh nhân được chẩn đoán động kinh vô căn dựa vào lâm sàng và chụp cộng hưởng từ sọ não. Các bệnh nhân được làm trắc nghiệm đánh giá sự chú ý dựa vào bộ trắc nghiệm của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ. Kết quả: Rối loạn chú ý ở động kinh cục đơn giản có tỷ lệ thấp nhất trong số các loại động kinh khác có ý nghĩa thống kê (với p<0,05). Nhóm khởi phát < 6 tuổi có nguy cơ rối loạn chú ý cao gấp 6,27 lần so với nhóm 6 – 17 tuổi (với OR = 6,27, 95% CI: 2,04 ÷ 19,6, p=0,002), cao gấp 91,5 lần so với nhóm 18 tuổi trở lên (p=0,000). Nhóm khởi phát 6 – 17 tuổi có nguy cơ cao gấp 14,5 lần so với nhóm khởi phát 18 tuổi trở lên (p=0,000). Rối loạn chú ý ở nhóm có thời gian mắc bệnh trên 5 năm cao hơn gấp 2,65 lần so với nhóm có thời gian mắc bệnh từ 1 - 5 năm (p=0,0215) và cao gấp 3,08 lần so với nhóm có thời gian mắc dưới 1 năm (p=0,0089). Thuốc kháng động kinh không thấy ảnh hưởng đến rối loạn chú ý. Kết luận: Rối loạn chú ý ít gặp hơn ở nhóm động kinh cục bộ đơn giản. Tuổi khởi phát càng thấp (< 6 tuổi) và thời gian mắc bệnh kéo dài nguy cơ rối loạn chú ý càng cao. Thuốc kháng động kinh không ảnh hưởng đến rối loạn chú ý.
Từ khóa: Động kinh, rối loạn chú ý.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
1. Rausch R, Kraemer S, Pietras CJ et al (2003) Early and late cognitive changes following temporal lobe surgery for epilepsy. Neurology 60: 951-959.
2. Helmstaedter C (2007) Cognitive outcome of epileptic in adults. Epilepsia 48(8): 85-90.
3. Jokeit H, Ebner A (2002) Effects of chronic epilepsy on intellectual functions. Prog Brain Res 135: 455-463.
4. Meador KJ, Loring DW, Huh K et al (2011) Comparative cognitive effects of anticonvulsants. Neurology 40: 391-394.
5. Shehata GA, Bateh AEM (2009) Cognitive function, mood, behavioral aspects, and personality traits of adult males with idiopathic epilepsy. Epilepsy & Behavior 14: 121-124.
6. Aldenkamp AP, Arends J (2004) Effects of epileptiform EEG discharges on cognitive function: Is the concept of ‘‘transient cognitive impairment ’’still valid”. Epilepsy Behav 5(1): 25-34.
7. Dodrill CB (2004) Neuropsychological effects of seizures. Epilepsy Behav 5(1): 21.
8. Helmstaedter C (2002) Effects of chronic epilepsy on declarative memory systems. Prog Brain Res 135(8): 439-453.
9. American Psychiatric Association (1994), Diagnostic and statistical manual of mental Disorders. Fourth Ed. (DSM-IV). Washington DC: American Psychiatric Association.
10. International League Against Epilepsy (1993) Guideline for epidemiological study on epilepsy. Epilepsia 13(2): 96-592.
11. Risse GL (2006) Cognitive outcomes in patients with frontal lobe epilepsy. Epilepsia 47(2): 87-89