Kết quả của hóa xạ trị tiền phẫu ung thư thực quản giai đoạn II, III tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

  • Phạm Thị Bình Minh Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cung Thị Tuyết Anh Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Hóa - xạ trị đồng thời tiền phẫu, ung thư thực quản

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của hóa - xạ trị đồng thời tiền phẫu ở bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn II, III tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Mô tả loạt ca 27 bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn II, III được điều trị hóa - xạ trị đồng thời tiền phẫu với phác đồ paclitaxel/carboplatin hàng tuần (liều paclitaxel 50mg/m2 da, carboplatin AUC 2) trong 5 tuần kết hợp với xạ trị (tổng liều 41,4Gy trong 23 phân liều) sau đó phẫu thuật cắt thực quản. Kết quả: Tuổi trung bình là 57 tuổi, 100% là nam giới. Triệu chứng thường gặp là nuốt nghẹn (88,9%). Sụt cân gặp ở 66,7% bệnh nhân. Chiều dài trung bình của khối u thực quản là 5,5 ± 2cm. Đa số bệnh nhân ở giai đoạn III (66,7%). Sau hóa - xạ trị, có 92,6% bệnh nhân cải thiện triệu chứng nuốt nghẹn. Đánh giá đáp ứng trên cận lâm sàng theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 có 18,5% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn. Có 74,1% bệnh nhân được phẫu thuật cắt thực quản và 40% đạt được đáp ứng hoàn toàn trên giải phẫu bệnh (pCR), diện cắt R0 là 95%. Tỷ lệ khối u thoái triển hoàn toàn là 50%. Độc tính của hóa - xạ trị đồng thời tiền phẫu chủ yếu là độ 1-2, thường gặp là giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, viêm thực quản, viêm phổi do xạ. Kết luận: Hóa - xạ trị đồng thời tiền phẫu có hiệu quả khả quan, dung nạp tốt, độc tính không đáng kể. Đây là phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn II, III có tiềm năng phẫu thuật.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Như An, Dương Thùy Linh, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Sáng, Nguyễn Văn Ba (2022) Đánh giá hiệu quả hóa xạ trị đồng thời tiền phẫu trong điều trị ung thư thực quản 1/3 giữa, dưới giai đoạn II, III. Tạp chí Y học Việt Nam tập 515 số 1.
2. Nguyễn Quốc Bảo (2017) Hóa - xạ trị đồng thời ung thư thực quản. Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Hà, Trịnh Lê Huy (2021) Kết quả hóa xạ trị tiền phẫu ung thư thực quản 1/3 giữa - dưới giai đoạn II, III tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y học Việt Nam tập 206 số 1.
4. (2009) Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE) Version 4.0. National Institutes of Health - National Cancer Institute.
5. de Gouw DJJM, Klarenbeek BR, Driessen M et al (2019) Detecting Pathological Complete Response in Esophageal Cancer after Neoadjuvant Therapy Based on Imaging Techniques: A Diagnostic Systematic Review and Meta-Analysis. Journal of Thoracic Oncology 14(7): 1156-1171.
6. Eisenhauer EA, Therasse P, Bogaerts J, et al. (2009) New response evaluation criteria in solid tumours: revised RECIST guideline (version 1.1). Eur J Cancer 45(2): 228-247.
7. Mandard AM, Dalibard F, Mandard JC et al (1994) Pathologic assessment of tumor regression after preoperative chemoradiotherapy of esophageal carcinoma. Clinicopathologic correlations. Cancer 73(11): 2680-2686.
8. van Hagen P, Hulshof MC, van Lanschot JJ et al (2012) Preoperative Chemoradiotherapy for Esophageal or Junctional Cancer. New England Journal of Medicine 366(22): 2074-2084.
9. Wang ZY, Jiang YZ, Xiao W, Xue XB, Zhang XW, Zhang L (2021) Prognostic impact of tumor length in esophageal Cancer: a systematic review and Meta-analysis. BMC Cancer 21(1): 988.
10. Yang H, Liu H, Chen Y et al (2018) Neoadjuvant Chemoradiotherapy Followed by Surgery Versus Surgery Alone for Locally Advanced Squamous Cell Carcinoma of the Esophagus (NEOCRTEC5010): A Phase III Multicenter, Randomized, Open-Label Clinical Trial. Journal of clinical oncology 36(27): 2796-2803.