Đặc điểm một số thông số của bó vỏ tuỷ trên cộng hưởng từ sức căng khuếch tán ở bệnh nhân Alzheimer người Việt Nam

  • Nguyễn Đăng Hải Bệnh viện quân y 103
  • Nguyễn Duy Bắc Học viện Quân y
  • Nguyễn Văn Điều Học viện Quân y
  • Phạm Thành Nguyên Đại học Y dược Hải Phòng
  • Lâm Khánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bó vỏ-tuỷ, cộng hưởng từ sức căng khuếch tán (DTI), bệnh Alzheimer

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả một số đặc điểm bó vỏ-tuỷ của bệnh nhân Alzheimer (AD) trên cộng hưởng từ sức căng khuếch tán (DTI). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang. Tái tạo hình ảnh đường dẫn truyền bó vỏ-tuỷ của 25 bệnh nhân Alzheimer người Việt Nam trên cộng hưởng từ sức căng khuếch tán. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 68,64 ± 7,90 năm, cao nhất là 84 tuổi, thấp nhất là 56 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 10/15, tuổi trung bình ở bệnh nhân AD nam: 66,60 ± 8,09 năm, nữ: 70,00 ± 7,74 năm, không có sự khác biệt giữa hai giới có ý nghĩa thống kê về độ tuổi (p=0,30). Giá trị trung bình số lượng sợi,chiều dài, chỉ số Voxel và ADC của bó vỏ tuỷ 2 bên (phải; trái) lần lượt là: 238,84 ± 130,68 sợi và 228,00 ± 108,92 sợi; 109,44 ± 17,57mm và 110,34 ± 18,74mm; 484,24 ± 151,48 voxel và 516,20 ± 188,46 voxel; 0,89 ± 0,13 và 0,86 ± 0,14 không có sự khác biệt (p>0,05). Chỉ số FA của bó vỏ tuỷ bên phải nhỏ hơn bên trái (0,47 ± 0,03 và 0,48 ± 0,03), có ý nghĩa thống kê: p=0,005. Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng: Tái tạo bó vỏ-tuỷ bằng DTI ở bệnh nhân Alzheimer người Việt Nam hứa hẹn mang lại hữu ích trong nghiên cứu tổn thương chất trắng. Cần thêm các nghiên cứu so sánh với nhóm người khoẻ mạnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ferri CP, Prince M, Brayne C, Brodaty H, Fratiglioni L, Ganguli M et al (2005) Global prevalence of dementia: A Delphi consensus study. Lancet 366(9503): 2112-2117.
2. Amlien IK, Fjell AM (2014) Diffusion tensor imaging of white matter degeneration in Alzheimer's disease and mild cognitive impairment. Neuroscience 276: 206-215.
3. Le Bihan D (2003) Looking into the functional architecture of the brain with diffusion MRI. Nat Rev Neurosci 4(6):469-80.
4. Alves GS, Oertel Knöchel V, Knöchel C, Carvalho AF, Pantel J, Engelhardt E et al (2015) Integrating retrogenesis theory to Alzheimer's disease pathology: Insight from DTI-TBSS investigation of the white matter microstructural integrity. Biomed Res Int: 291658.
5. Mori S, van Zijl PC (2002) Fiber tracking: Principles and strategies - a technical review. NMR Biomed. 15(7-8): 468-480.
6. Braak H, Braak E (1997) Frequency of stages of Alzheimer-related lesions in different age categories. Neurobiol Aging 18(4): 351-357.
7. Ryman DC, Acosta-Baena N, Aisen PS, Bird T, Danek A, Fox NC et al (2014) Symptom onset in autosomal dominant Alzheimer disease: A systematic review and meta-analysis. Neurology. 83(3): 253-260.
8. Schupf N, Kapell D, Nightingale B, Rodriguez A, Tycko B, Mayeux R (1998) Earlier onset of Alzheimer's disease in men with Down syndrome. Neurology 50(4): 991-995.
9. Vũ Hải Đăng, Lương Quốc Chính, Trần Quang Lục, Nguyễn Văn Hoà, Lê Văn Tài, Nguyễn Thị Sơn, Trần Anh Tuấn (2022) Đánh giá tổn thương sợi trục và dự đoán phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não cấp trên lều. Tạp chí Y học Việt Nam 519(1), tr. 126-130.
10. Điều NV (2019) Nghiên cứu hình thái bó vở tuỷ trong não người Việt trưởng thành trên cộng hưởng từ sức căng khuếch tán (DTI). Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân y.
11. Reich DS, Smith SA, Jones CK, Zackowski KM, van Zijl PC, Calabresi PA et al (2006) Quantitative characterization of the corticospinal tract at 3T. AJNR Am J Neuroradiol 27(10): 2168-2178.
12. Seo JP, Jang SH (2013) Characteristics of corticospinal tract area according to pontine level. Yonsei Med J 54(3): 785-787.
13. Talwar P, Kushwaha S, Chaturvedi M, Mahajan V (2021) Systematic Review of Different Neuroimaging Correlates in Mild Cognitive Impairment and Alzheimer's Disease. Clin Neuroradiol 31(4): 953-967.