Gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có tăng huyết áp và mối liên quan với các đặc điểm của người chăm sóc
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có tăng huyết áp và mối liên quan với các đặc điểm của người chăm sóc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 nguời bệnh Parkinson điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 7/2021 đến tháng 07/2022 và 50 người chăm sóc. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn, gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson được đánh giá bằng sử bộ câu hỏi Zarit (Zarit Burden Interview). Kết quả: Điểm trung bình của Zarit là 23,52 ± 13,84 trong đó gánh nặng chăm sóc bệnh nhân có tăng huyết áp độ II trung bình là 29,41 ± 15,891 cao hơn đáng kể so với bệnh nhân Parkinson tăng huyết áp độ I là 18,89 ± 10,038. Gánh nặng chăm sóc liên quan đến các đặc điểm của người chăm sóc: Liên quan thuận chiều tuổi người chăm sóc, thời gian chăm sóc, các rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng. Kết luận: Cần có các biện pháp can thiệp giảm áp lực và gánh nặng cho người chăm sóc bệnh nhân Parkinson có tăng huyết áp.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Boer AG, Wijker W, Speelman JD, de Haes JC (1996) Quality of life in patients with Parkinson’s disease: development of a questionnaire. J Neurol Neurosurg Psychiatry 61(1): 70-74.
3. Nguyễn Thị Thanh Bình (2019) Gánh nặng chăm sóc và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân Parkinson giai đoạn cuối. Published online.
4. Wang X, Zeng F, Jin WS et al (2017) Comorbidity burden of patients with Parkinson’s disease and Parkinsonism between 2003 and 2012: A multicentre, nationwide, retrospective study in China. Sci Rep. 7(1): 1671. doi:10.1038/s41598-017-01795-0.
5. Tulbă D, Cozma L, Bălănescu P, Buzea A, Băicuș C, Popescu BO (2021) Blood pressure patterns in patients with Parkinson’s disease: A systematic review. J Pers Med 11(2). doi:10.3390/jpm11020129.
6. Ozdilek B, Gunal DI (2012) Motor and non-motor symptoms in Turkish patients with Parkinson’s disease affecting family caregiver burden and quality of life. J Neuropsychiatry Clin Neurosci 24(4): 478-483. doi:10.1176/appi.neuropsych.11100315.
7. Macchi ZA, Koljack CE, Miyasaki JM et al (2020) Patient and caregiver characteristics associated with caregiver burden in Parkinson’s disease: a palliative care approach. Ann Palliat Med 9(S 1): 24-233. doi:10.21037/apm.2019.10.01.
8. Genç F, Yuksel B, Tokuc FEU (2019) Caregiver burden and quality of life in early and late stages of idiopathic Parkinson’s disease. Psychiatry Investig 16(4): 285-291. doi:10.30773/pi.2019.02.20.
9. Martínez-Martín P, Forjaz MJ, Frades-Payo B et al (2007) Caregiver burden in Parkinson’s disease. Mov Disord Off J Mov Disord Soc 22(7): 924-931; quiz 1060. doi:10.1002/mds.21355.
10. Mosley PE, Moodie R, Dissanayaka N (2017) Caregiver burden in Parkinson disease: A critical review of recent literature. J Geriatr Psychiatry Neurol 30(5): 235-252. doi:10.1177/089198 8717720302.
11. Vetrano DL, Pisciotta MS, Brandi V et al (2016) Impact of disease duration and cardiovascular dysautonomia on hypertension in Parkinson’s disease. J Clin Hypertens 19(4): 418-423. doi:10.1111/jch.12938.