Nồng độ vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân viêm da cơ địa

  • Văn Thế Trung Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh
  • Vũ Thị Minh Nhật Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Viêm da cơ địa, vitamin D huyết thanh, độ nặng, điểm số SCORAD

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D huyết thanh và đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân viêm da cơ địa. Đối tượng và phương pháp:  60 bệnh nhân viêm da cơ địa và 30 người đối chứng được thực hiện tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015. Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa dựa vào tiêu chuẩn Hanifin & Rajka và độ nặng bệnh được chẩn đoán theo thang điểm SCORAD. Nồng độ vitamin D huyết thanh được định lượng bằng kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch điện hóa huỳnh quang (ECLIA). Kết quả: Nồng độ vitamin D trung bình ở nhóm chứng (30,52 ± 8,80ng/mL) cao hơn nhóm bệnh (26,37 ± 11,51ng/mL) (p=0,08). Tỉ lệ bệnh nhân viêm da cơ địa thiếu vitamin D (< 20ng/mL) cao hơn gấp 2,75 lần so với nhóm chứng (36,7% và 13,3%). Có sự tương quan nghịch giữa nồng độ vitamin D và điểm số SCORAD (r = -0,65; p<0,001). Nồng độ vitamin D giảm dần theo độ nặng của bệnh (nhẹ: 40,91 ± 7,76ng/mL; trung bình: 28,43 ± 9,82ng/mL; nặng: 17,21 ± 6,11ng/mL) (p=0,00). Kết luận: Kết quả này cho thấy nồng độ vitamin D có liên quan đến độ nặng của bệnh viêm da cơ địa.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ann DV et al (2014) Atopic dermatitis severity and vitamin D concentration. Journal of the American Academy of Dermatology 141(4): 265 -271.
2. Boguniewicz M, Leung DY (2011) Atopic dermatitis: A disease of altered skin barrier and immune dysregulation. Immunol Rev 242: 233-246.
3. Châu Văn Trở (2013) Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị viêm da cơ địa bằng kháng sinh Cefuroxim. Luận án tiến sĩ trường Đại học Y Hà Nội.
4. Levy ML (2007) Atopic dermatitis: Understanding the disease and its management. Curr Med Res Opin 23: 3091-3103.
5. Moustafa A, Elsaied et al (2013) Assessment of serum 25- hydroxyvitamin D levels in children with atopic dermatitis: Correlation with SCORAD. Dermatitis 24(6): 296-301.
6. Schauber J, Dorschner RA, Yamasaki K, Brouha B, Gallo RL (2006) Control of the innate epithelial antimicrobial response is cell-type specific and dependent on relevant microenvironmental stimuli. Immunology 118: 509-519.
7. Seon Ah Lee et al (2013) Correlation between serum vitamin D level and the severity of atopic dermatitis associated with food sensitization. Allergy, Asthma & Immunology Research 5(4): 207-210.
8. Yvonne E, Chiu et al (2013) Serum 25- hydroxyvitamin D concentration does not correlate with atopic dermatitis severity. Journal of the American Academy of Dermatology 69(1): 40-46.
9. Zbigniew S et al (2013) Vitamin D effects in atopic dermatitis. Journal of the American Academy of Dermatology 69(2): 238.