Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có biến chứng thận
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm rối loạn lipid máu ở những bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có biến chứng thận và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có biến chứng thận. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 31 bệnh nhân nam (51,7%), 29 bệnh nhân nữ (48,3%). Tuổi trung bình: 59,2 ± 9,7. Cholesterol TP ở nhóm tuổi ≥ 70 là cao nhất, triglycerid cao nhất ở nhóm tuổi 50 - 59, LDL-C cao nhất ở nhóm tuổi 39 - 49. 50% tăng cholesterol TP, 41,7% bệnh nhân có tăng triglyceride, 46,6% bệnh nhân có tăng LDL-C và 43,3% bệnh nhân có giảm HDL-C. 31,7% rối loạn 1 thành phần lipid; 20% bệnh nhân có tăng cholesterol TP và triglycerid, 23,3% bệnh nhân tăng cholesterol TP và LDL-C, 13,3% bệnh nhân có tăng cả cholesterol TP, triglycerid và LDL-C. Có sự khác biệt nồng độ cholesterol TP, HDL-C, LDL-C ở các nhóm có MAU và protein niệu khác nhau. LDL-C tương quan nghịch với ure, albumin, MLCT (r = -0,29; -0,3; -0,38, p<0,05). Cholesterol TP tương quan thuận với HbA1C (r = 0,29, p<0,05). Kết luận: 31,7% bệnh nhân có rối loạn chỉ 1 thành phần lipid máu, 43,3% rối loạn 2 thành phần lipid; 13,3% rối loạn 3 thành phần lipid. Có mối tương quan nghịch giữa DL-C với ure, albumin, MLCT và tương quan thuận giữa cholesterol TP với HbA1C có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (2000) Bệnh mạch máu và rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Kỷ yếu công trình Nội tiết và các rối loạn chuyển hóa. Nhà Xuất bản Y học, tr. 411-417.
3. Trần Văn Hiên, Tạ Văn Bình và cộng sự (2007) Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 lần đầu được phát hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 66-669.
4. Cook CB, Erdman DM et al (2002) The impact of outpatient diabetes management on serum lipids in urban African-Americans with type 2 diabetes. Diabetes Care 25(1): 9-15.
5. Kannel WB (1985) Lipids, diabetes, and coronary heart disease: Insights from the Framingham Study. Am Heart J 110 (5): 1100-1107.
6. Niskanen L et al (1990) Microalbuminuria predicts the development of serum lipoprotein abnormalities favouring atherogenesis in newly diagnosed type 2 (non-insulin-dependent) diabetic patients. Diabetologia 33(4): 237-243.
7. Singh, Kumar (2011) Relationship among HbA1c and Lipid Profile in Punajbi Type 2 Diabetic Population. Journal of Exercise Science and Physiotherapy 7(2): 99-102.