Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot ở trẻ dưới 1 tuổi

  • Nguyễn Hữu Thành Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

Main Article Content

Keywords

Tứ chứng Fallot, sửa toàn bộ tứ chứng Fallot, trẻ em dưới 1 tuổi, kết quả phẫu thuật.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot ở trẻ em dưới 1 tuổi tại Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện trên 115 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa và Bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả: Tuổi trung bình: 8,2 ± 2,7 tháng. Phần lớn bệnh nhân nghiên cứu ở nhóm 6-12 tháng tuổi chiếm 75,7%. Thời gian cặp động mạch chủ và tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 73,4 ± 22,4 phút và 99,3 ± 26,9 phút. Thời gian cặp động mạch chủ và tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình trẻ dưới 6 tháng tuổi cao hơn so với nhóm từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi (79,8 ± 21,2 và 71,2 ± 22,5 phút) và (105,9 ± 27,1 phút và 97,2 ± 26,6 phút). Thời gian nằm viện trung bình 21,5 ± 10,2 ngày, thời gian nằm viện ở nhóm trẻ dưới 6 tháng thấp hơn nhóm từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi (20,1 ± 7,0 và 23,0 ± 17,4 ngày). Tỷ lệ biến chứng cao hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng so với nhóm trên 6 tháng. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ tỷ lệ tràn dịch màng phổi và nhiễm trùng. Tỷ lệ tử vong sớm 1/115 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 0,9%. Không có sự khác biệt về mức độ suy tim, tỷ lệ loạn nhịp, chênh áp tối đa qua van động mạch phổi cũng như mức độ hở van động mạch phổi và van ba lá theo nhóm tuổi khi ra viện. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot ở trẻ dưới 1 tuổi có tỷ lệ tử vong thấp. Kết quả phẫu thuật không có khác biệt đáng kể giữa nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi và trên 6 tháng-12 tháng tuổi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Ngọc Tú (2008) Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot tại Bệnh viện Việt Đức. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Lê Quang Thứu (2008) Nghiên cứu điều trị phẫu thuật sửa chữa toàn phần bệnh Tứ chứng Fallot. Học viện Quân y, Hà Nội.
3. Nguyễn Việt Anh (2019) Nhận xét kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh fallot IV cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội.
4. Nguyễn Sinh Hiền (2011) Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật không mở thất phải trong điều trị phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Luận án Tiến sỹ Y Học, Hà Nội Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Waqar T, Riaz MU, Mahar T (2017) Tetralogy of Fallot repair in patients presenting after Infancy: A single surgeon experience. Pak J Med Sci 33(4): 984-987.
6. Samuel Blais, Ariane Marelli, Alain Vanasse et al. (2021) The 30-year outcomes of tetralogy of fallot according to native anatomy and genetic conditions. Canadian Journal of Cardiology 37(6): 877-886.
7. Fernando A Maymone-Martins (2018) Tetralogy of Fallot after repair: A heritage of modern cardiac surgery. Revista Portuguesa de Cardiologia 37(9): 781-782.
8. Nguyễn Hoàng Định (2008) Kết quả sớm của phẫu thuật sửa chữa triệt để qua đường mở nhĩ phải và động mạch phổi trong điều trị tứ chứng Fallot. Y học Việt Nam, 352(2), tr. 70-76.
9. Lê Mỹ Hạnh, Đặng Thị Hải vân, Đào Thúy Quỳnh và cộng sự (2016) Nghiên cứu rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi trung ương. Tạp chí Nhi Khoa 9(4), tr. 6.