Nhận thức và thực hành của điều dưỡng trong đánh giá sảng (Delirium) tại Đơn vị Chăm sóc tích cực của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec

  • Nguyễn Thị Thủy Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec-Timescity
  • Nguyễn Thị Hoa Huyền Đại học Vinuni
  • Hoàng Lan Vân Đại học Vinuni
  • Vũ Thị Hồng Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec-Timescity
  • Trần Thị Thùy Dung Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec-Timescity

Main Article Content

Keywords

Sảng, điều dưỡng, chăm sóc tích cực, nhận thức, thực hành, rào cản

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả nhận thức và thực hành của điều dưỡng trong đánh giá sảng tại đơn vị chăm sóc tích cực và Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá sảng của điều dưỡng tại đơn vị chăm sóc tích cực. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 95 điều dưỡng tại các đơn vị chăm sóc tích cực của Hệ thống Bệnh viện Vinmec trong thời gian từ 15/02/2022-15/04/2022. Kết quả: Có 61% điều dưỡng đánh giá sự hiện diện của sảng khi chăm sóc người bệnh hồi sức, 70% điều dưỡng chưa từng nghe hoặc chưa sử dụng công cụ đánh giá sảng. Tổng điểm nhận thức của điều dưỡng về sảng là 17,65 ± 4,89, cao hơn điểm trung bình của bộ câu hỏi. Không có mối liên quan giữa nhận thức và thực hành của điều dưỡng, tuy nhiên 36% điều dưỡng cho rằng công cụ đánh giá sảng quá phức tạp để sử dụng trong thực hành hàng ngày. Kết luận: Điều dưỡng có nhận thức tương đối tốt về sảng nhưng lại không thực hành tốt đánh giá sảng và sử dụng các công cụ chẩn đoán sảng. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hành của điều dưỡng về đánh giá sảng liên quan nhiều đến sự thiếu kiến thức

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. American Psychiatric Association (2000) Diagnostic and statistical manual of mental disorders (4th ed). Washington, DC.
2. Meunier JM (2010) Practices and perceptions of delirium assessment by critical care nurses. Nursing Theses and Capstone Projects: 185.
3. Greer N, Rossom R, Anderson P, MacDonald R, Tacklind J, Rutks I, Wilt TJ (2011) Delirium: Screening, prevention, and diagnosis: A systematic review of the evidence. Department of Veterans Affairs (US), Washington (DC).
4. Devlin JW, Fong JJ, Howard EP, Skrobik Y, McCoy N, Yasuda C, Marshall J (2008) Assessment of delirium in the Intensive Care Unit: Nursing practices and perceptions. American Journal of Critical Care. November 17: 10.
5. Marra A, Pandharipande PP, Patel MB (2017) ICU Delirium and ICU-related PTSD. Surg Clin North Am 97(6): 1215-1235.
6. Demir Korkmaz F, Gok F, Yavuz Karamanoglu A (2016) Cardiovascular surgery nurses’ level of knowledge regarding delirium. Nurs Crit Care 21: 279-286.
7. Van Gool WA, Van de Beek D, (2010) Systemic infection and delirium: When cytokines and acetylcholine collide. Lancet 375: 773-775.
8. Özsaban A (2016) Delirium assessment in intensive care units: Practices and perceptions of Turkish nurses. Nurs Crit Care 21(5): 271-278.
9. Law TJ (2012) A survey of nurses’ perceptions of the intensive care delirium screening checklist. Dynamics 23: 18-24.
10. Biyabanaki F, Arab M, Dehghan M (2020) Iranian nurses perception and practices for delirium assessment in Intensive Care Units. Indian J Crit Care Med 24: 955-959.
11. Arumugam S, El-Menyar A, Al-Hassani A, Strandvik G, Asim M, Mekkodithal A, Mudali I, Al-Thani H (2017) Delirium in the Intensive Care Unit. J Emerg Trauma Shock 10(1): 37-46.
12. Faria Rda S, Moreno RP (2013) Delirium in intensive care: An under-diagnosed reality. Rev Bras Terapia Intensiva 25: 137-147.
13. Marra A, Ely EW, Pandharipande PP, Patel MB (2017) The ABCDEF Bundle in critical care. Crit Care Clin 33(2): 225-243.