Nghiên cứu mối liên quan giữa thang điểm Oswestry và đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân hẹp ống sống do thoái hoá

  • Đinh Thị Phương Hoài Bệnh viện Đại học Y dược Huế
  • Phan Ngọc Nhật Khanh Bệnh viện Đại học Y dược Huế
  • Phạm Như Hiếu Bệnh viện Đại học Y dược Huế
  • Nguyễn Phi Hùng Bệnh viện Đại học Y dược Huế
  • Nguyễn Vĩnh Huy Bệnh viện Đại học Y dược Huế
  • Nguyễn Thị Hoài Ân Bệnh viện Đại học Y dược Huế
  • Huỳnh Thị Kiều Oanh Bệnh viện Đại học Y dược Huế
  • Lê Trọng Hiếu Bệnh viện Đại học Y dược Huế
  • Nguyễn Vĩnh Lạc Bệnh viện Đại học Y dược Huế
  • Nguyễn Thanh Minh Bệnh viện Đại học Y dược Huế

Main Article Content

Keywords

Thang điểm Oswestry, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, cộng hưởng từ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ hạn chế chức năng cột sống thắt lưng trên bệnh nhân hẹp ống sống thông qua thang điểm Oswestry (ODI) và nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ nặng theo thang điểm Oswestry với các yếu tố lâm sàng, cộng hưởng từ. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hẹp ống sống tại Khoa Ngoại Tiết niệu-Thần kinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, từ tháng 06/2021 đến tháng 11/2021, phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Điểm Oswestry trung bình là 50,16 ± 17,43, phần lớn các bệnh nhân ở mức độ 3 (40,5%), độ 4 (27%), độ 2 (24,3%). Điểm Oswestry trung bình ở nhóm bệnh nhân có triệu chứng của hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh cao hơn nhóm không có (p<0,05). Điểm Oswestry trung bình theo số tầng thoát vị đĩa đệm không có sự khác biệt, tuy nhiên khi mức độ hẹp ống sống tăng lên thì điểm Oswestry cũng tăng lên (p<0,05). Điểm Oswestry trung bình có mối liên quan với mức độ hẹp ống sống. Điểm cắt 50 điểm trên thang điểm ODI có độ nhạy 79,2% và độ đặc hiệu 68,8% để chẩn đoán tình trạng hẹp ống sống của bệnh nhân. Kết luận: Nên sử dụng thang điểm Oswestry đánh giá mức độ hẹp ống sống do thoái hóa đặc biệt ở những tuyến y tế chưa có hệ thống chụp cộng hưởng từ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Deyo RA, Gray DT, Kreuter W et al (2005) United States trends in lumbar fusion surgery for degenerative conditions. Spine 30: 1441-1445; discussion 1446-1447 10.1097/01.brs.00001 66503.37969.8a.
2. Sirvanci M, Bhatia M, Gani Yusufoglu KA, Duran C, Tezer M, Ozturk C et al (2008) Degenerative lumbar spinal stenosis: Correlation with Oswestry disability Index and MR imaging. Eur Spine J 17: 679-85.
3. Kobayashi S (2014) Pathophysiology, diagnosis and treatment of intermittent claudication in patients with lumbar canal stenosis. World J Orthop 5:
134-145.
4. Melancia JL, Francisco AF, Antunes JL (2014) Spinal stenosis. Handb Clin Neurol 119: 541-549. doi: 10. 1016/B978-0-7020-4086-3.00035-7. PMID: 24365318.
5. Karantanas AH, Zibis AH, Papaliaga M, Georgiou E, Rousogiannis S (1998) Dimensions of the lumbar spinal canal: Variations and correlations with somatometric parameters using CT. Eur Radiol 8: 1581-1585.
6. Spivak JM (1998) Degenerative lumbar spinal stenosis. J Bone Joint Surg Am 80: 1053-1066.
7. Fairbank JC, Couper J, Davies JB, O'Brien JP (1980) The Oswestry low back pain disability questionnaire. Physiotherapy 66(8): 271-273. PMID: 6450426.
8. Fairbank JC, Pynsent PB (2000) The oswestry disability index. Spine (Phila Pa 1976) 25(22): 2940-2952; discussion 2952. doi: 10.1097/00007632-200011150-00017. PMID: 11074683.
9. Prasetya, Arief & Gardjito, Fajar & Prijosedjati, Andhi & Utomo, Pamudji & Handojo, Handry. (2019) Correlation between schizas score, degree of disability, and neurogenic claudication in lumbar spinal stenosis. Indonesian Journal of Medicine 4: 116-121. 10.26911/theijmed.2019.04.02.05.
10. Nguyễn Văn Hùng, Phạm Hoài Thu, Phạm Hoài Giang (2015) Mối liên quan giữa thang điểm Oswestry và đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Nghiên cứu Y học 2015, số 5 tr. 42-49. .