Kết quả bước đầu ứng dụng chỉ số Six sigma trong quản lý chất lượng xét nghiệm
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả nâng cao chất lượng xét nghiệm của một số giải pháp tăng cường bảo dưỡng thông qua chỉ số Six sigma. Đối tượng và phương pháp: Xác định chỉ số sigma trên 5 xét nghiệm đã được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 gồm: Ure, creatinin, triglyceride, ALT, GGT. Nghiên cứu theo dõi dọc được tiến hành qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ 1/4 đến 30/4 năm 2020) thực hiện theo quy trình ISO 15189:2012; giai đoạn 2 (từ 1/5 đến 31/5 năm 2020) thực hiện theo quy trình ISO 15189:2012 và tăng cường tần suất bảo dưỡng. Tại mỗi giai đoạn chỉ số Sigma được tính cho mỗi chỉ tiêu bởi 2 mẫu kiểm tra (QC) có nồng độ khác nhau. Kết quả: Giai đoạn 1 có 2 chỉ số xét nghiệm đạt điểm Sigma trên 6 là triglyceride 1 đạt 6,7, triglycerid 2 đạt 8,8. Các chỉ số khác đều không đạt: Ure 1 đạt 2,2, ure 2 đạt 1,7; creatinin 1 đạt 5,1, creatinin 2 đạt 3,9, GGT 1 đạt 3,2, GGT 2 đạt 3,4: ALT 1 đạt 4,7, ALT 2 đạt 4,4 điểm Sigma. Giai đoạn 2 có 6 chỉ số xét nghiệm đạt điểm Sigma trên 6 là triglyceride 1 đạt 9,5, triglyceride 2 đạt 9,1, creatinin 1 đạt 6,2, GGT 2 đạt 7,2, ALT 1 đạt 6,8, ALT 2 đạt 8,0. Bốn chỉ số không đạt 6 điểm Sigma là: Ure 1 đạt 2,5, ure 2 đạt 2,5, creatinin 2 đạt 4,2, GGT 1 đạt 5,4. Kết luận: Chỉ số Six sigma trước và sau khi thực hiện các giải pháp bao gồm các hành động tăng cường bảo dưỡng, dự phòng thay thế vật tư tiêu hao đúng kỳ hạn cho thấy: Chỉ số sigma của 5 xét nghiệm là ure, creatinin, triglyceride, ALT, GGT đều tăng. 4 chỉ tiêu xét nghiệm đạt điểm sigma trên 6 như ALT, triglyceride, GGT, creatinine. Chất lượng xét nghiệm sinh hóa tăng lên sau thực hiện các biện pháp bảo dưỡng thông qua chỉ số sigma.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. CLIA Requirements for Analytical Quality- Westgard (www.westgard.com/clia.htm)
3. Bingfei Zhou, Yi Wu, Hanlin He, Cunyan Li, Liming Tan, Youde Cao (2020) Practical application of Six Sigma management in analytical biochemistry processes in clinical settings. J Clin Lab Anal 34(1): e23126.
4. Tamer CI, Ozlem GO, Filiz K, Salih C, Selcuk M, Gulcin D, Akgun Y (2018) Lean six sigma methodologies improve clinical laboratory efficiency and reduce turnaround times. J Clin Lab Anal 32(1): e22180.
5. Westgard JO, Westgard SA (2014) Basic quality management systems. Madison, Wisconsin, Westgard QC.
6. Westgard JO (2017) Kiểm soát chất lượng phòng xét nghiệm. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.